agribank-vietnam-airlines

An ninh mạng thách thức doanh nghiệp Việt

Trần Hương
Trần Hương  - 
Báo cáo tổng kết an ninh mạng năm 2024 của Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia về khu vực cơ quan và doanh nghiệp phác họa bức tranh đáng lo ngại: 46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; số vụ tấn công ước tính vượt 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; tấn công APT, gián điệp và mã hóa dữ liệu dẫn đầu các hình thức phổ biến; tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” chỉ đạt 24,77%; tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân nghiêm trọng nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng. Dựa trên khảo sát 4.935 đơn vị, báo cáo này nhấn mạnh nhu cầu cấp bách bảo vệ không gian mạng quốc gia trước những thách thức ngày càng gia tăng.
aa
Luật Dữ liệu sẽ tăng cường an ninh mạng, tạo động lực cho phát triển kinh tế số 5 giải pháp đột phá giúp danh nghiệp tăng cường an ninh mạng

Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ như hiện nay, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần dành tối thiểu 10% ngân sách công nghệ thông tin (CNTT) cho an ninh mạng, ưu tiên giải pháp AI và Threat Intelligence để giảm 20% thiệt hại từ tấn công…

46,15% đơn vị bị tấn công ít nhất một lần

Năm 2024, cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng và quy mô tấn công mạng. Các báo cáo ghi nhận, 46,15% đơn vị bị tấn công ít nhất một lần, trong đó 6,77% thường xuyên hứng chịu, với tổng cộng hơn 659.000 vụ. Riêng các đơn vị trọng yếu, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (A05) phát hiện hơn 74.000 cảnh báo, bao gồm 83 chiến dịch tấn công có chủ đích (APT). Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho biết: “Tình trạng tấn công mạng hiện nay đặt ra yêu cầu cấp bách về nâng cao nhận thức, đầu tư vào giải pháp an ninh mạng tiên tiến. Cần đẩy mạnh hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng công nghệ, hoàn thiện hành lang pháp lý và chia sẻ thông tin kịp thời”.

Tấn công APT chiếm 26,14% vụ tấn công, khai thác 4 lỗ hổng chính: phần mềm, quản lý cấu hình, chuỗi cung ứng và yếu tố con người. Mã độc ransomware cũng đáng lo ngại với 14,59% đơn vị bị ảnh hưởng, gây gián đoạn hoạt động và mất uy tín.

Trước bối cảnh đó, tình trạng thiếu hụt nhân lực lại là vấn đề nổi cộm: 20,06% đơn vị không có nhân sự chuyên trách, 35,56% chỉ bố trí dưới 5 người, quá ít so với yêu cầu tối thiểu 8-10 vị trí cho mô hình SOC 24/7. Nguyên nhân bao gồm nguồn cung đào tạo hạn chế, chất lượng sinh viên không đồng đều và nhiều tổ chức xem nhẹ đầu tư nhân sự an ninh mạng. Cùng với đó, tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân là nghiêm trọng, với chỉ 56,53% đơn vị có cán bộ chuyên trách, 43,47% kiêm nhiệm hoặc không có, 19,45% lúng túng do vướng mắc pháp lý (58,82%) và kỹ thuật (17,65%). Tỷ lệ sử dụng sản phẩm “Make in Vietnam” thấp (24,77%) phản ánh sự phụ thuộc lớn vào công nghệ ngoại và thiếu niềm tin vào giải pháp nội địa.

Chuẩn bị cho tương lai an toàn hơn

Dự báo năm 2025, Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức lớn hơn khi các sự kiện kinh tế, chính trị, ngoại giao quan trọng diễn ra. Các tấn công gián điệp và phá hoại sẽ gia tăng, với kỹ thuật tinh vi nhờ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ dò tìm và khai thác lỗ hổng. Tấn công APT dự kiến chiếm trên 30% vụ, ransomware có thể ảnh hưởng 18-20% đơn vị, và các mục tiêu mới như hệ thống công nghiệp, xe tự hành, drone sẽ chiếm ít nhất 10% vụ tấn công. Tuy nhiên, năm 2024 cũng đã ghi nhận chuyển biến tích cực: 85,11% đơn vị dùng phần mềm diệt virus, 75,68% đầu tư tường lửa, 64,13% có giải pháp sao lưu dữ liệu và 75,68% tổ chức đào tạo nhận thức. Các giải pháp như SOC (47,11%), Threat Intelligence (35,26%), và EDR (38,30%) được quan tâm, với 53,80% đơn vị áp dụng ISO, 31,61% theo PCI DSS, 19,45% theo NIST và 34,65% theo TCVN.

Trước tình hình đó, Hiệp hội khuyến nghị một lộ trình liền mạch: Doanh nghiệp cần dành tối thiểu 10% ngân sách CNTT cho an ninh mạng, ưu tiên giải pháp AI và Threat Intelligence để giảm 20% thiệt hại từ tấn công, đồng thời rà soát lỗ hổng thường xuyên, giám sát 24/7, cập nhật bản vá kịp thời và sao lưu dữ liệu định kỳ nhằm giảm 30% nguy cơ ransomware. Cùng với đó, khoảng 60% đơn vị sẽ sử dụng thuê ngoài dịch vụ SOC trong năm 2025, kết hợp với xây dựng bộ tiêu chuẩn nhân lực. Đào tạo thêm 10.000 chuyên gia trong 2 năm tới để giải quyết thiếu hụt, tạo nền tảng thúc đẩy tỷ lệ sử dụng “Make in Vietnam” lên 40% qua chính sách ưu tiên và quảng bá, giảm phụ thuộc công nghệ ngoại và phát triển ngành công nghiệp nội địa. Song song với đó, 80% đơn vị cần bố trí cán bộ chuyên trách và quy trình rõ ràng trước thời điểm cuối năm nay để tuân thủ bảo vệ dữ liệu cá nhân, tránh xử phạt và tăng uy tín, từ đó xây dựng hệ sinh thái an ninh mạng bền vững.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data