Ẩn họa từ trạm biến áp
![]() | Hệ lụy từ việc tạm dừng karaoke? |
![]() | Bộ Công an, Hà Nội thông tin về vụ nổ tại khu đô thị Văn Phú, Hà Đông |
Câu hỏi đặt ra là, phải chăng chỉ khi thiệt hại về người thì vấn đề mới lại thu hút sự quan tâm của dư luận đến thế? Nhiều hình ảnh về hoạt động thường ngày của người dân ngay dưới chân các bốt điện lập tức được trưng lên mạng, với hàm ý “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng kỳ thực, nguy hiểm đang rập rình, chỉ chờ lúc để đoạt mạng, để thiêu trụi tài sản người dân!
![]() |
Hiện trường một vụ nổ bốt điện |
Trước đó, năm 2009, tại Hà Nội từng có hai vụ nổ trạm biến áp liên tiếp xảy ra tại phường Nghĩa Tân và phường Vĩnh Tuy. Dù may mắn không có thiệt hại về người nhưng ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ vụ nổ đã làm cháy sạch sẽ toàn bộ đồ đạc của những gian nhà tạm được dựng sát bốt điện.
Từ vụ việc này, vấn đề được đặt ra là phải chăng vì may mắn không có tai nạn về người mà những vụ nổ trạm biến áp này đã nhanh chóng bị rơi vào lãng quên, khiến người dân không mấy nhớ tới những nguy cơ rất nghiêm trọng liên quan đến an toàn điện?
Quả thực hiện nay, không khó để nhìn thấy những trạm biến áp mà xung quanh nó là những quán bán hàng vây kín; những trạm biến áp được đặt giữa những khu tập thể với chằng chịt dây điện, dây thông tin vây xung quanh. Thậm chí, nhiều căn nhà được xây dựng ngay dưới những đường dây hạ thế, trung thế và thậm chí là cả cao thế…
Mặc cho các biển cảnh báo “cấm lại gần”, “cấm sờ”, “điện áp cao nguy hiểm chết người”… hiện diện, người dân vẫn hồn nhiên bày sạp hoa quả, bày hàng nước, bán vé số, bán cháo, bán xôi… Không những thế, nhiều người còn vô tư tạo nguồn nhiệt bằng các bếp than, bếp lò ngay bên trạm biến áp để đun nước, quạt bún chả…
Theo Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016 đã có tới 15 lượt sự cố về điện, trong đó có nhiều sự cố xuất phát từ hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Đơn cử như ngày 28/2/2016, tại khoảng cột 25-26, tuyến đường dây Mai Động - Phương Liệt - Thành Công gặp sự cố do một DN thi công cầu L5 trên đường Trường Chinh đã không chấp hành các quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao thế. Trong quá trình thi công, công nhân đã để xe cẩu vi phạm khoảng cách an toàn, gây sự cố.
Cũng chỉ một ngày sau đó, ngày 29/2/2016, trên tuyến đường dây Đông Anh - Gia Lâm, sự cố xảy ra khi lái xe máy xúc đào mương thoát nước tại thôn Xuân Dục, xã Yên Thường, huyện Đông Anh vi phạm khoảng cách an toàn... Rồi ngày 23/5/2016, trên tuyến đường dây Hà Đông - Thượng Đình, một đơn vị thi công đã tự ý cho xe Benz trọng tải lớn đổ cát san nền va chạm làm đứt cáp đường dây điện cao thế. Tiếp đó, ngày 18/6/2016, trên tuyến đường dây Chèm - Mỹ Đình, mưa lốc lớn đã làm bay tấm bạt của các hộ kinh doanh vào hệ thống đường dây gây ra sự cố...
Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ đã có những quy định rất chi tiết và cụ thể về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Theo đó, các trạm điện không có tường, rào bao quanh, khoảng cách an toàn là 2-3m với trạm công suất 22-35KV. Với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, khoảng cách 2m với điện áp 35KV, 3m đối với 66-110KV… Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện không được xâm phạm đường ra vào, đường cấp thoát nước, hệ thống thông gió của trạm điện...
Nhưng, những quy định như vậy vẫn chỉ “nằm trên giấy”, khi mà hầu hết xung quanh các trạm biến áp hiện nay người dân vẫn mặc nhiên sinh hoạt, mưu sinh, trong khi các cơ quan quản lý liên quan cũng “nhắm mắt làm ngơ”. Lơ là trong quản lý của các cơ quan chức năng và sự thiếu ý thức của người dân là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều trạm biến áp hiện bị “tấn công” từ nhiều năm nay.
Anh Phạm Văn Thanh (Hà Đông) chia sẻ, việc người dân tự ý xâm phạm hành lang lưới điện là sai, song các cơ quan chức năng cũng cần phải nghiên cứu lại vị trí đặt các trạm điện đã phù hợp hay chưa? Bởi nhiều trạm đặt trên vỉa hè, ngay sát đường đi của cư dân, hay ngay trước cửa nhà khiến việc sinh hoạt, đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, và họ “buộc” phải vi phạm.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, rà soát và tăng mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm. Có như thế hành lang lưới điện mới đảm bảo an toàn; tính mạng, tài sản của người dân mới được đảm bảo.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
