Ấm lòng giữa “bão dịch”
Trong thời điểm khó khăn do đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra cho nhiều địa phương trong cả nước như thời gian vừa qua, thì những nghĩa cử đùm bọc nhau lúc hoạn nạn đã tiếp thêm sức mạnh, niềm lạc quan để cùng nhau vượt qua khó khăn. Có nhiều lắm những nghĩa cử cao đẹp, tinh thần tương thân tương ái giữa lúc “dầu sôi lửa bỏng”, do dịch bệnh Covid-19. Đây như những làn gió mát làm dịu đi những khó khăn mất mát lẫn cả đau thương...
![]() |
Cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Tĩnh, chuẩn bị bữa ăn miễn phí cho khu cách ly |
Tại miền Trung, sau giây phút bất ngờ, vượt qua nỗi sợ hãi mang tên Covid-19, nhiều người dân trong khu vực đã dần tĩnh tâm lại, câu chuyện mà nhiều người dân quan tâm nhất chính là kề vai, sát cánh tập trung chống dịch, ngăn chặn Covid-19 lây lan trong cộng đồng. Có người nói, kể từ thời điểm Covid-19 bùng phát giấc ngủ của nhiều người dân miền Trung chập chờn hơn. Đúng vậy, sâu giấc sao được khi cả nước đã chìm vào giấc ngủ thì vẫn còn rất nhiều người không ngủ. Có thể, họ sẽ thức trắng cả đêm nay. Đó là những y bác sĩ, những người trên tuyến đầu chống dịch. Những người mẹ, người cha bỗng chốc xa tổ ấm, xa những bữa cơm đầm ấm. Họ sẵn sàng hy sinh những mưu cầu hạnh phúc cá nhân để dồn lực khống chế, ngăn chặn sự lây lan của “cơn bão” mang tên Covid-19... Và trong cuộc chiến cam go đó, những chiến sĩ trên tuyến đầu không đơn độc. Sát cánh bên họ là gia đình và cả xã hội...
Trong những nỗ lực chung đó, tại miền Trung đã có nhiều đóng góp vào việc thực hiện các giải pháp phòng chống đại dịch Covid-19 của Chính phủ; tăng cường các hoạt động an sinh xã hội, chung tay với các lực lượng tuyến đầu chống dịch… Như những đốm lửa yêu thương nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng. Chia sẻ khó khăn với công dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam về quê đang được cách ly tập trung, từ Nghệ An vào đến Ninh Thuận, hàng triệu hàng triệu bếp ăn từ thiện đã được lập nên. Rất nhiều cá nhân, tập thể đã không quản khó khăn tổ chức nấu cơm phục vụ cho các công dân tại các khu cách ly tập trung và đội ngũ y bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ, làm ấm lòng người trong những ngày khó khăn nhất...
Cũng bởi sống trên mảnh đất miền Trung mảnh đất đầy nắng và gió khó khăn nên hơn ai hết người dân nơi đây luôn thấu hiểu được hoàn cảnh mà người miền Nam từ đó khắp mọi nơi ở miền Trung, chiến dịch kêu gọi quyên góp ủng hộ với tinh thần gấp rút nhanh chóng nhất có thể. Ai có gì góp nấy, từ bao gạo, quả bí, mớ rau, hũ mắm... Vật chất tuy không nhiều nhưng chất chứa trong đó bao nhiêu nghĩa tình. Con người miền Trung là thế, có thể không giàu về vật chất nhưng giàu tình người... Tại Thừa Thiên - Huế ủng hộ phòng chống Covid-19. Các mẹ, các chị đã tập trung ở từng nhà văn hóa thôn, tổ dân phố để làm muối đậu rang sả, mắm tôm, cá nục kho rim, dưa muối để gửi vào ủng hộ nhân dân miền Nam chống dịch bệnh. Những món quà tuy nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm lớn lao, với mong muốn góp một phần nhỏ bé để giúp bà con trong đó sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống...
![]() |
Tiếp tế lương thực, thực phẩm cho Bệnh viện C Đà Nẵng |
Bà Trần Thị Xuân trú ở thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đến trụ sở nhà văn hóa thôn để ủng hộ 100 nghìn đồng tiền mặt và 10 kg bí đỏ giúp nhân dân miền Nam chống dịch. Bà Xuân chia sẻ, “mẹ nay đã 75 tuổi nhưng khi nghe tin miền Nam giãn cách xã hộ để phòng chống dịch bệnh, với mong muốn góp chút rau củ của mình trồng được và chút tiền để giúp bà con giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Mới đây thôi, khi chỗ mình bị lụt, họ hỗ trợ cho mình, chừ trong nớ họ bị dịch bệnh, giãn cách xã hội, chắc thiếu đủ thứ, mẹ không có chi nhiều, chỉ có ít bí đỏ gửi vô cho bà con miền Nam”.
Mỗi ngày trôi qua, số ca mắc mới không ngừng tăng lên, nhiều điểm phong tỏa, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Với nghĩa đồng bào, nhân dân cả nước đồng lòng góp sức người, sức của hướng về thành phố mang tên Bác. Trong đó, phải kể đến những chuyến xe chở hàng trăm tấn nhu yếu phẩm nối nhau tiến về TP. Hồ Chí Minh. Ở Quảng Nam để những chuyến hàng đến được thành phố mang tên Bác trong điều kiện đi lại khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều nhà xe đã tình nguyện hỗ trợ vận chuyển miễn phí. Một số nhà xe tại Tam Kỳ đã đăng tải thông tin về những “Chuyến xe 0 đồng” lên các trang mạng xã hội với đầy đủ thông tin từ địa điểm tập kết, số lượng xe, địa điểm nhận hàng tại TP. Hồ Chí Minh… Nhờ đó, hàng trăm người dân và các tổ chức từ thiện dễ dàng kết nối, đăng ký gửi hàng hóa, nhu yếu phẩm. Dù những chia sẻ đó chẳng thể bù sự mất mát, vất vả, khó khăn mà miền Nam gánh chịu trong cơn lốc dịch Covid-19. song, đó là trách nhiệm, là tình người, là dòng máu Lạc Hồng luôn chảy trong huyết quản của những con người trên dải đất hình chữ S.
Ngay ở miền Trung, những nghĩa tình trong cơn hoạn nạn đã làm ấm áp bao tấm lòng để cùng nhau vượt qua đại dịch. Tại TP. Đà Nẵng - nơi tâm dịch ở trong khu vực, câu hát “Đà Nẵng ơi! Tình đời. Có qua bao lận đận mới biết đâu biển cạn, đâu là dòng sông sâu. Có hiểu được lòng nhau mới tới bờ tới bến...”, của nhạc sĩ Đình Thậm, lời Ngân Vịnh luôn ngân vang trong thời điểm nước sôi lửa bỏng. Ca từ của bài hát được cất lên bên những ô cửa sổ, để bà con cùng động viên nhau vượt qua thời khắc khó khăn... Ở thành phố bên bờ sông Hàn, trong thời điểm “bão dịch hoành hành”, những câu chuyện như, cho trọ miễn phí hoặc giảm giá tiền phòng trọ, những suất cơm từ thiện... giữa tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, xuất hiện ngày càng nhiều.
![]() |
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân trong khu cách ly ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng |
Trước đó, cũng tại Đà Nẵng khi thời điểm Covid-19 bùng phát mạnh nhất, trên các tuyến phố xuất hiện nhiều điểm bán hàng miễn phí, “khẩu trang không bán, ai cần lấy dùng từ 1-2 cái”; “tặng khẩu trang miễn phí, hãy đeo khẩu trang phòng chống dịch bệnh Corona”, hay “tặng khẩu trang miễn phí, vui lòng lấy một cái nếu bạn cần”… Ngoài ra, còn có thể kể đến những nồi cháo tình thương trong các bệnh viện, suất cơm từ thiện. Có những người lao động nghèo, không có tiền đã tự nguyện góp công nấu cháo, vận chuyển và phát cháo cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở những bệnh viện. Bên cạnh đó, mặc dù cũng là tâm dịch đang căng mình vượt qua dịch bệnh, nhiều đơn vị, nhà hảo tâm ở Đà thành vẫn gom góp yêu thương gửi về TP. Hồ Chí Minh thông qua những thức quà giản dị là con cá biển tươi xanh, là rau, củ, quả quê nhà miền Trung...
Có ai đó đã từng viết: Dịch bệnh Covid-19 là một phép thử. Vâng, ở một khía cạnh nào thì đúng là vậy. Nhưng hơn tất thảy, nó là phép thử cho tình đoàn kết, ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của cả cộng đồng trước kẻ thù vô hình - virut Sars-Cov-2. Những nghĩa tình trong lúc khó khăn với đầy tình thương yêu, trách nhiệm cộng đồng, sẽ tiếp thêm sức mạnh để chúng ta tiếp tục, “chống dịch như chống giặc”. Khích lệ, động viên, tương hỗ lẫn nhau cùng vượt qua dịch bệnh, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Để rồi, dịch bệnh cũng qua đi, tình người ấm áp vẫn mãi ở lại...
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ
