agribank-vietnam-airlines

500 triệu USD tài trợ giáo dục ưu đãi mới tại châu Á và Thái Bình Dương

LĐ
 - 
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa ký một thỏa thuận với Quỹ Tài chính cho Giáo dục quốc tế (IFFEd). Thỏa thuận này sẽ mang lại ít nhất 500 triệu USD nguồn vốn tài trợ giáo dục ưu đãi mới cho các quốc gia thu nhập trung bình thấp (LMIC) tại châu Á và Thái Bình Dương. Việt Nam nằm trong số các quốc gia thành viên đang phát triển đủ điều kiện nhận tài trợ này.
aa
500 triệu USD tài trợ giáo dục ưu đãi mới tại châu Á và Thái Bình Dương

Trong khuôn khổ quan hệ đối tác tài trợ này, IFFEd - một quỹ Thụy Sĩ được thành lập năm 2023 do các chính phủ hậu thuẫn để đầu tư vào giáo dục và kỹ năng tại các quốc gia thu nhập trung bình thấp - sẽ bảo lãnh 125 triệu USD cho rủi ro khoản vay theo kênh tài trợ chính phủ của ADB trên tất cả các lĩnh vực, được gọi là danh mục đầu tư tổng hợp, và cung cấp một khoản viện trợ ban đầu trị giá 50 triệu USD.

Bằng cách kết hợp bảo lãnh của IFFEd cho ADB với các khoản viện trợ bằng 10% của mỗi khoản vay, thỏa thuận đầu tiên theo hình thức này tạo điều kiện cho tỷ lệ đòn bẩy cao gấp bốn lần khoản bảo lãnh, gia tăng số vốn mà ADB có thể cho vay trong khi giảm bớt chi phí vay cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ngân hàng.

Bà Fatima Yasmin, Phó Chủ tịch ADB phụ trách các Lĩnh vực và Chủ đề, chia sẻ: "Giáo dục là nền tảng của các xã hội hiện đại, thịnh vượng và bao trùm, và chúng tôi rất vui mừng được công bố quan hệ đối tác này với IFFEd. Bằng cách tập hợp nguồn tài chính xúc tác và ưu đãi, sáng kiến ​​này có nghĩa là các quốc gia thành viên đang phát triển thu nhập trung bình thấp của chúng tôi có thể mở rộng quy mô đầu tư cho giáo dục và kỹ năng - những yếu tố then chốt để xây dựng nền kinh tế tri thức - đồng thời với các lĩnh vực khác."

Các quốc gia thu nhập trung bình thấp đang đối mặt với cuộc khủng hoảng giáo dục. Hơn 50% số học sinh tới độ tuổi lên 10 tại các quốc gia này không thể đọc trôi chảy một văn bản đơn giản dù có đi học, và sinh viên tốt nghiệp không có các kỹ năng để tìm việc làm, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động.

Khi các quốc gia chuyển từ vị thế thu nhập thấp sang thu nhập trung bình thấp, họ có xu hướng bị mắc kẹt trong “nhóm ở giữa bị bỏ sót" về tài chính, khi họ không còn đủ điều kiện để nhận viện trợ nhưng không đủ khả năng chi trả cho nguồn tài chính không ưu đãi - buộc phải đưa ra quyết định khó khăn về việc nên đầu tư vào đâu, và vấn đề này trở nên trầm trọng hơn do nguồn tài chính trong nước hạn chế.

Với việc mang lại nguồn viện trợ hoặc nguồn tài chính ưu đãi cho các quốc gia đang phát triển mong muốn củng cố hệ thống giáo dục của mình, tính đổi mới then chốt của quan hệ đối tác ADB-IFFEd sẽ giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB chuẩn bị cho một tương lai được đặc trưng bởi chuyển đổi số, biến đổi khí hậu, chuyển dịch nhân khẩu học và đô thị hóa nhanh chóng.

Các nhà tài trợ chính phủ của IFFEd bao gồm Canada, Thụy Điển và Vương quốc Anh, trong khi Quỹ Atlassian, Quỹ Jacobs, Porticus, Quỹ Rockefeller và Quỹ Phát triển kinh tế Soros (bộ phận đầu tư của Quỹ Xã hội mở) cung cấp vốn mồi. Được hưởng lợi từ xếp hạng tín dụng mạnh, IFFEd ban đầu sẽ tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi, thông qua hợp tác với các ngân hàng phát triển đa phương (MDB).

Ông Karthik Krishnan, Tổng Giám đốc điều hành sáng lập IFFEd, chia sẻ: “Đầu tư cho giáo dục và kỹ năng ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp - nơi sinh sống của gần một nửa trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới - là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn và đạt được tiến bộ trong các mục tiêu về sức khỏe, khí hậu và công bằng toàn cầu.”

Cũng theo ông Krishnan, theo Đánh giá Khung về tính đầy đủ vốn của các ngân hàng phát triển đa phương các nước G20, IFFEd đã được công nhận là một trong những sáng kiến ​​tài chính phát triển quan trọng nhất trong thập kỷ qua và mang lại tác động cao gấp bảy lần so với các khoản viện trợ truyền thống. ADB đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình công cụ IFFEd và với vai trò là đối tác MDB sáng lập đầu tiên, ADB đang thể hiện cam kết không ngừng của mình trong nỗ lực xóa nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương.

Các quốc gia thành viên đang phát triển sau đây của ADB hiện đủ điều kiện nhận tài trợ của IFFEd: Bangladesh, Ấn Độ, Mông Cổ, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Timor-Leste, Uzbekistan và Việt Nam.

Các dự án giáo dục do IFFE tài trợ có thể hỗ trợ các chương trình của ADB ở mọi cấp của hệ thống giáo dục, từ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tới giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng và giáo dục đại học.

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data