Xóm… “siêu đẻ”?
Xóm với 5 dân tộc gồm Dao, Mông, Nùng, Kinh, Tày sinh sống. Chỉ với 132 hộ nhưng tổng nhân khẩu đã xấp xỉ 1000 dân. Chỉ với con số chênh lệch như thế đã hiểu được phần nào cái tên của xóm “siêu đẻ”. Chuyện mỗi gia đình có 9, 10 người con khi mà bố mẹ mới trên dưới 40 tuổi ở cái xóm Mỏ Ba này là chuyện bình thường. Nhưng đạt kỷ lục nhất phải kể đến gia đình ông Ngô Văn Sùng, ông được mệnh danh là “quán quân đẻ”. Mới có 55 tuổi, nhưng ông Sùng đã đạt kỷ lục khi có tới… 20 người con.
Năm 15 tuổi, ông đã lấy vợ cả. Về làm vợ ông Sùng, bà đã đẻ một lèo cho ông tới 9 đứa con trong vòng hơn 10 năm. Do cái đói, cái nghèo cùng bao lần sinh nở lo toan cho đàn con nheo nhóc nên trông bà mới ngoài 50 nhưng không khác gì bà cụ 70 tuổi. Cháu nội đã đi lấy chồng giờ đây ông bà được lên chức cụ khi mới ngoài 50. Khi ở với bà vợ cả được chục năm, ông Sùng lấy thêm vợ hai. Bà vợ lẻ cũng thi đẻ với vợ cả. Và chẳng mấy chốc, ông Sùng có tới 20 mặt con.
Nhìn quanh ngôi nhà ông đang ngồi, chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc ti vi chập chờn. Các con ông cũng “noi gương” cha, lấy chồng lấy vợ khi mới 14, 15 tuổi. Rồi lại đua nhau đẻ sòn sòn, vỡ kế hoạch. Thế nên cứ có ngày lễ, ngày tết gì các con các cháu kéo về nhà ông đông như hội làng. Đến thời điểm này, ông Sùng đã có trên 40 người con và cháu.
![]() |
Những bà mẹ trẻ và đàn con trong xóm. (Ảnh: Nhân dân) |
Tuy cái đói, cái nghèo luôn đeo bám, nhưng khi nhắc đến chuyện kế hoạch hóa giá đình thì người dân xóm Mỏ Ba đều quyết duy trì truyền thống "đẻ thả phanh". Trưởng thôn Vương Văn Lầu tâm sự: Cán bộ dân số đi vận động tuyên truyền đủ kiểu, nhưng hầu như bà con đều bỏ ngoài tai hết. Họ còn nói "Trời sinh voi, sinh cỏ". Cứ thế chúng tôi không có cách gì tốt hơn? Vì mỗi gia đình đều quá đông con và nghèo đói nên trẻ em ở đây phải tự chăm sóc bản thân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng là rất cao. Trong xóm hầu hết trẻ em học xong đến lớp 5, lớp 6 là nghỉ hết. Bọn nhỏ theo bố mẹ đi rẫy làm nương, đến tuổi lại lấy chồng lấy vợ. Cứ thế, ngày ngày, cha mẹ lên nương rẫy kiếm sống, những đứa trẻ nheo nhóc ở nhà không học hành, lớn lên như cỏ dại. Những đứa trẻ chưa đến tuổi lập gia đình nhưng vẫn cưới nhau và được xem là chuyện bình thường ở đây. Phần lớn những cặp vợ chồng trẻ sau khi cưới xong đều ra ở riêng và tự kiếm sống bởi bố mẹ còn phải lo cho đàn em nheo nhóc.
Chiều xuống, chúng tôi chuẩn bị chia tay với Trưởng thôn Vương Văn Lầu thì thấy bà vợ lẽ nhà “quán quân đẻ” đang dọn cơm cho đàn con nhỏ. Đặt nồi niêu bát đũa lên bàn, chị vợ gọi con bằng những cái tên nghe rất mát tai con Giàu, con Sang.... thằng Phú, thằng Quý... Nghe tiếng mẹ gọi, mấy đứa tuổi cứ sàn sàn nhau chạy ùa vào mâm cơm tranh nhau, chén bát inh ỏi. Những tia nắng cuối ngày cũng vừa chợt tắt, phía bên kia, ánh mắt xa xăm của ông Ngô Văn Sùng đang nhìn đàn con cháu lớn có, trẻ có đang lũ lượt kéo nhau về ngồi quanh mâm cơm sau một ngày lao động vất vả.
Liệu kết thúc một ngày làm việc, không biết mỗi người dân xóm Mỏ Ba có phải mang trong lòng nỗi lo canh cánh về nồi cơm tối nay có làm no lòng mấy đứa cháu con?
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
