agribank-vietnam-airlines

Xây dựng trung tâm cung ứng nông sản hiện đại

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Việc phải phát triển các trung tâm cung ứng nông sản hiện đại là phù hợp với yêu cầu cấp bách nhằm kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về các sản phẩm có chất lượng cao hơn, nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và khả năng cung ứng nông sản với số lượng lớn phục vụ hoạt động xuất khẩu. 
aa

Thiết lập hệ thống phân phối

Báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho thấy, đa số các loại nông sản thực phẩm tại Hà Nội được phân phối, tiêu thụ qua các chợ đầu mối nông sản (kiểu cũ), chợ dân sinh. Số còn lại được phân phối theo hệ thống các siêu thị, các công ty, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích. Trên địa bàn thành phố có 2 chợ đầu mối nông sản hạng 1 là Chợ đầu mối nông sản Minh Khai và Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam; bên cạnh đó còn có hệ thống các chợ cấp 2 và chợ hoạt động với tính chất chợ đầu mối như chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vĩ, chợ đêm nông sản Văn Quán, chợ nông sản Bắc Thăng Long.

Có thể nói các chợ đầu mối đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối các mặt hàng nông sản thực phẩm của thành phố. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có 124 siêu thị đáp ứng khoảng 20% nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau củ quả, thịt cá, thực phẩm qua chế biến bao gói sẵn…

Xây dựng trung tâm cung ứng nông sản hiện đại
Cần xây dựng chợ đầu mối theo đúng tiêu chí

Thực tế cho thấy, tại Hà Nội cũng như trên cả nước, cơ sở hạ tầng chợ đầu mối chưa đồng bộ, mới tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn, hệ thống chợ quy mô nhỏ lẻ, cơ sở lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Các dịch vụ cung cấp tại chợ đầu mối như logistics và dịch vụ hỗ trợ mua bán yếu kém; dịch vụ bảo hiểm, giám định và kiểm tra chất lượng hàng hoá, phân loại, bao gói, bảo quản hàng hoá nông sản; tư vấn, cung cấp thông tin thị trường… hầu như chưa được tổ chức và cung ứng tại các chợ đầu mối.

Bên cạnh đó, phương thức giao dịch truyền thống (giao ngay) vẫn là chủ yếu, mua bán qua hợp đồng còn ít, không có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chủ yếu các thương lái gom hàng từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ hoặc trang trại. Điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo, hệ thống xử lý rác thải và nước thải hầu như không được đầu tư.

Theo ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, với thực trạng này thì việc phải phát triển các trung tâm cung ứng nông sản hiện đại là phù hợp với yêu cầu cấp bách nhằm kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về các sản phẩm có chất lượng cao hơn, nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và khả năng cung ứng nông sản với số lượng lớn phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Từ nay đến năm 2020 và định hướng đến 2030, TP. Hà Nội sẽ tập trung phát triển 8 chợ đầu mối. Trong đó, Chợ đầu mối nông sản Minh Khai và Chợ đầu mối phía Nam hiện đang hoạt động, 6 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng khác có diện tích từ 20ha đến 30ha mỗi chợ sẽ được ưu tiên đầu tư xây dựng để từng bước phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại. Việc này sẽ góp phần kết nối các vùng nguyên liệu, các chợ nông thôn, thúc đẩy phát triển các chợ an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của hàng nông sản Việt trên cả thị trường trong nước và nước ngoài.

Kinh nghiệm quốc tế

Theo ông Bertrant Ambroise - Trưởng ban Hợp tác quốc tế (Tập đoàn Semmaris – Pháp), chợ đầu mối là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm - nơi là điểm trung chuyển để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì thế, chợ đầu mối cần có cơ sở hạ tầng phù hợp.

“Ở các quốc gia, chợ đầu mối giúp chính quyền thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, an ninh lương thực... Qua đó có thể thực hiện các chính sách nông nghiệp, nâng cao chuỗi giá trị. Chợ đầu mối thường có yêu cầu về hạ tầng cao hơn chợ thương mại. Ở Việt Nam lại đặc biệt cần chú ý điều này vì thời tiết có thể ảnh hưởng đến chất lượng nông sản”, ông Bertrant Ambroise chia sẻ.

Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu quy hoạch vùng sản xuất, các kênh phân phối bán buôn, bán lẻ... Sau đó xây dựng sơ đồ và phân tích về các kênh phân phối để lựa chọn các kênh thu mua...

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, về việc phát triển chợ đầu mối, nếu như không có sự đầu tư ban đầu từ nguồn vốn ngân sách thì cả Hà Nội và các tỉnh đều khó khăn. Ngoài ra, cần có các cơ chế ưu đãi về đất, về thuế cho các DN tham gia. Cần phải coi chợ đầu mối là nguồn lợi quốc gia.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cũng cho hay, cần làm rõ khái niệm chợ đầu mối và trung tâm cung ứng nông sản khác nhau như thế nào? Sự kết nối chuỗi ra sao? Ngoài ra, cần xem xét về mô hình quản trị cho phù hợp.

Đề án “Phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản hiện đại tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030” mà Bộ NN&PTNT đang soạn thảo hướng tới mục tiêu xây dựng định hướng và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data