agribank-vietnam-airlines

Xây dựng lộ trình sản xuất nông nghiệp không gây mất rừng

Ngọc Hải
Ngọc Hải  - 
Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong xây dựng chuỗi cung ứng bền vững để nông sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU.
aa

Bên lề Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm lần thứ 4, sự kiện “Sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng” đã được Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

xay dung lo trinh san xuat nong nghiep khong gay mat rung
Sản xuất nông sản cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị

Bà Kin Yii Young - Cố vấn kỹ thuật cao cấp khu vực UNDP - chia sẻ, Chính phủ và khu vực tư nhân đang phát triển các khuôn khổ và quy định mới để thúc đẩy sản xuất bền vững hơn và tuân thủ các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu.

Ở các quốc gia tiêu thụ hàng đầu, số lượng người áp dụng lối sống bền vững hơn đã tăng mạnh trong 5 năm qua. Người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc mua những gì họ cần, giảm tiêu thụ thịt, các mô hình ít carbon, không lãng phí khi đóng gói...

Theo bà Kin Yii Young, bất chấp tất cả các thỏa thuận, hành động và quy định này, sản xuất hàng hóa toàn cầu vẫn là nguyên nhân hàng đầu của nạn mất rừng. Các nhà sản xuất, công ty, chính phủ và người tiêu dùng gặp khó khăn để hiểu vai trò và trách nhiệm của họ trong việc mất rừng và cách vận hành những thay đổi mang lại các tác động đáng kể.

Ông Rui Ludovino - Tham tán thứ nhất, phụ trách Chính sách về khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội - Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho biết Nghị viện châu Âu đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng. Theo kế hoạch, vào khoảng tháng 12/2024 hoặc tháng 1/2025, dự luật này sẽ có hiệu lực, riêng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được trì hoãn thêm 6 tháng sau thời hạn này.

Việt Nam đang thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản với EU (Hiệp định VPA/FLEGT) nhằm tạo khung pháp lý cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này, trong đó có quy định về pháp lý, về phát triển bền vững ngành gỗ. Hiệp định VPA/FLEGT là điểm mạnh của Việt Nam, cho phép Việt Nam có quy trình quản trị về rừng. Đây là cơ sở quan trọng của ngành gỗ Việt Nam mà các ngành khác có thể noi theo như cao su, cà phê…

Theo ông Rui Ludovino, ngành gỗ và cà phê sẽ bị tác động lớn bởi quy định của EU. Do đó, cần có hệ thống theo dõi để đảm bảo nông sản được sản xuất không gây mất rừng.

Ông Rui Ludovino cho hay: “EU sẽ ban hành một số hướng dẫn, nhưng các quốc gia cũng phải chuẩn bị để kiểm soát trong chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam là quốc gia không có nguy cơ quá cao về mất rừng nhờ các chính sách bảo vệ rừng. Nhưng, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong xây dựng chuỗi cung ứng bền vững để nông sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU”.

Trong bối cảnh mở rộng nông nghiệp gây ra gần 90% diện tích rừng bị mất trên toàn cầu, các quy định và cam kết không gây mất rừng cần được hiểu rõ và chuyển thành các hành động tích cực trên thực tế. UNDP đã và đang hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng và cảnh quan bền vững thông qua nhiều chương trình và dự án trong hơn 20 năm qua.

Theo ông Patrick Haverman - Phó trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam: "Chúng tôi cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và cập nhật đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), kế hoạch hành động quốc gia thực hiện thỏa thuận Paris, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động REDD".

Ông Patrick Haverman cho rằng, thay vì đưa ra các chính sách, luật, quy định và chương trình hoàn toàn mới để đáp ứng các yêu cầu quốc tế mới và đang được quan tâm như quy định không mất rừng của Liên minh châu Âu, bước tiếp theo cần làm là xem các hệ thống và khuôn khổ chính sách hiện có có thể kết nối được với các quy định này như thế nào, và làm thế nào để cải thiện các hệ thống này, hướng tới những thay đổi trực tiếp nhằm chuyển đổi sáng tạo, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Hơn bao giờ hết, các bên liên quan như người tiêu dùng, công ty thương mại và các tổ chức tài chính có vai trò nổi bật hơn trong việc định hình thị trường cũng như tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm, từ đó sẽ thúc đẩy chuỗi cung ứng và sản xuất bền vững.

Các nông hộ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu các quy định về không gây mất rừng và bền vững được áp dụng do quá trình thẩm định nghiêm ngặt và tốn kém. Vì vậy, cần kết hợp các biện pháp để hỗ trợ và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương này.

Ông Patrick Haverman cho rằng: “Với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững, và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để xây dựng một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng nông sản không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng, vì lợi ích của môi trường và con người, đặc biệt là nông hộ nhỏ và các cộng đồng dễ bị tổn thương”.

Theo ông Trần Quang Bảo, Phó Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, canh tác nông nghiệp được nhận định là một trong những ngành sử dụng đất ở quy mô lớn. Việc mở rộng diện tích đất nhằm phát triển nông nghiệp hiện nay trên thế giới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng, thu hẹp diện tích đất rừng. Vì vậy, sản xuất và thương mại nông sản cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, không mở rộng diện tích nhưng tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng như tăng cường sinh kế cho cộng đồng.

Để cụ thể hóa các cam kết “ngăn chặn và đảo ngược” tình trạng mất rừng và suy thoái đất, châu Âu thông qua các dự luật nhằm cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng. Theo đó, các công ty xuất, nhập khẩu sẽ phải truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường châu Âu có sản xuất tại các khu vực bị mất rừng hay không.

Ngọc Hải

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data