agribank-vietnam-airlines

Xâm phạm đất lâm nghiệp có xu hướng tăng

Bài và ảnh Giao Long
Bài và ảnh Giao Long  - 
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông, huyện Đăk Glong có 99.836ha đất được quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Theo thống kê, đến nay người dân đã lấn chiếm 31.685ha để sản xuất nông nghiệp.
aa

Hàng chục ngàn hecta đất lâm nghiệp bị xâm chiếm

Những năm qua, do nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng cao, cùng với sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, dẫn đến đất lâm nghiệp bị xâm chiếm rất nghiêm trọng tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Khi cơ quan chức năng phát hiện, thực hiện các biện pháp thu hồi đất thì dẫn đến tranh chấp khá phức tạp giữa các chủ thể, gây mất an ninh trật tự. Đây là vấn đề rất nan giải đối với chính quyền các địa phương.

Đơn cử, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông, huyện Đăk Glong có 99.836ha đất được quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Theo thống kê, đến nay người dân đã lấn chiếm 31.685ha để sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trước đây là do các công ty lâm nghiệp, các lâm trường, UBND các xã quản lý, bảo vệ.

xam pham dat lam nghiep co xu huong tang
Người nông dân sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp sẽ không được tiếp cận sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng về khoa học công nghệ

Nguyên nhân lớn nhất diễn ra tình trạng này được nhận định là do số lượng dân di cư tự do đến địa phương sinh sống nhiều, tạo áp lực lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tình trạng đất lâm nghiệp bị lấn chiếm ngày một gia tăng, khiến cho địa phương và các đơn vị chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng.

Các diện tích đất lấn chiếm chủ yếu do cá nhân, hộ gia đình chiếm dụng để trồng các loại cây trồng cà phê, hồ tiêu, bơ, mít, sầu riêng, khoai lang, sắn, ngô, đậu… Phần lớn các hộ gia đình sau khi chiếm đất lâm nghiệp đều làm nhà tạm, lán trại tại khu vực sản xuất để cất giữ nông sản và nông cụ.

Một điều dễ nhận thấy trong thời gian qua là sự buông lỏng trong công tác quản lý đất lâm nghiệp. Cùng với đó, công tác tuyên truyền về pháp luật quản lý, bảo vệ phát triển rừng; phát triển rừng trên đất lâm nghiệp chưa sâu sát đến từng hộ dân.

Phải tìm được giải pháp xử lý triệt để

Cùng với đó, sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều lúc chưa chặt chẽ. Đồng thời, chính sách bảo vệ và phát triển rừng chưa kịp thời sửa đổi cho phù hợp với thực tế từng địa phương; Mức hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn thấp.

Theo đánh giá của UBND huyện Đăk Glong, chính quyền địa phương đã và đang chịu nhiều áp lực về đầu tư hạ tầng kỹ thuật khi có sự thay đổi về quy hoạch lâm nghiệp. Cùng với đó, việc tăng diện tích trồng cây nông nghiệp tự phát đã tạo ra hiệu ứng dư thừa nguồn cung, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của địa phương.

UBND huyện Đăk Glong nhận định, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm là do dân di cư tự do từ phía Bắc vào. Có những hộ dân đã vào và sinh sống 20 năm. Việc sinh sống lâu năm và sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp tạo ra những khó khăn, hệ lụy nối tiếp nhau. Các mặt đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện đều chịu tác động.

Đây là một trong những khó khăn mà nhiều năm nay chưa tìm được giải pháp để giải quyết triệt để. Vậy nên, chính quyền huyện Đăk Glong đã có đề xuất, kiến nghị tỉnh Đăk Nông và các bộ, ngành Trung ương có những cơ chế, hướng tháo gỡ.

Cùng với đó, các chuyên gia cho rằng, việc sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp còn gây những tác động tiêu cực về xã hội như phá vỡ quy hoạch kinh tế, xã hội. Đồng thời, gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ đất lâm nghiệp của các địa phương.

Đặc biệt, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp tác động không nhỏ đến môi trường sồng; làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc khôi phục và phát triển rừng bền vững trên những diện tích đã bị lấn chiếm, quá trình cải tạo đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp còn làm suy thoái diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp, giảm độ che phủ của rừng, ảnh hưởng đến phòng hộ đầu nguồn, điều hòa dòng chảy vào mùa mưa, nguồn nước ngầm xuống thấp. Tình trạng xói mòn và rửa trôi đất cũng tăng lên, dẫn đến lũ lụt trên hệ thống sông trong khu vực ngày càng nghiêm trọng.

Khi nói về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cần xử lý. Trước hết phải thẳng thắn đánh giá việc sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp là sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch. Và cũng vì thế, người dân khi sản xuất trên đất lâm nghiệp sẽ không được tiếp cận các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước để nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống.

Hiện nay, tỉnh Đăk Nông đang tiến hành rà soát quy hoạch, tổ chức lại khu dân cư, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp sao cho bảo đảm cơ sở pháp lý cho người dân. Việc quy hoạch lại đất nông nghiệp phải bảo đảm không phá vỡ quy hoạch phát triển lâm nghiệp của địa phương, cũng như ổn định được đời sống xã hội và an ninh chính trị trên địa bàn.

Bài và ảnh Giao Long

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data