agribank-vietnam-airlines

Vụ thiệt hại tại DongA Bank: Bị cáo Trần Phương Bình phải nhận án chung thân

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Tòa tuyên phạt bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á – DAB), 20 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tù chung thân về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt bị cáo Bình phải chấp hành là án chung thân.
aa

Trưa 20/12, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm, Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc Nam 79) 17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Cùng với bản án 8 năm tù TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên trước đó (đã có hiệu lực), Vũ Nhôm phải nhận bản án với tổng hình phạt 25 năm tù và phải bồi thường 203 tỷ đồng.

Tòa tuyên phạt bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á – DAB), 20 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tù chung thân về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt bị cáo Bình phải chấp hành là án chung thân.

Vụ thiệt hại tại DongA Bank: Bị cáo Trần Phương Bình phải nhận án chung thân
Bị cáo Trần Phương Bình (ngồi giữa)

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc DAB) 18 tù về tội Cố ý làm trái, 20 năm tù tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt là 30 năm tù (mức án cao nhất của hình phạt tù có thời hạn).

Bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (cựu cán bộ Công an TP.HCM) bị tuyên án 10 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là mức án cao so vối mức đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân chỉ 5-6 năm tù giam.

Các bị cáo khác bị tòa tuyên phạt mức án từ 2 năm tù treo đến 16 năm tù giam.

Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định, bị cáo Trần Phương Bình gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Với vai trò là người chủ mưu, Bình chỉ đạo Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Ái Lan... cùng thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho DAB số tiền hơn 3.600 tỷ đồng nên cần phải xử lý nghiêm.

Tuy nhiên, HĐXX cũng ghi nhận công lao, cống hiến của bị cáo cho DAB. Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến là người giúp sức tích cực cho Bình dẫn đến thiệt hại 1.574 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn chiếm đoạt 40 tỷ đồng của nhà băng nên phải chịu trách nhiệm về số tiền này.

Vụ thiệt hại tại DongA Bank: Bị cáo Trần Phương Bình phải nhận án chung thân
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ

Về bị cáo Phan Văn Anh Vũ đã có hành vi ký nộp khống 200 tỷ đồng để Công ty Bắc Nam 79 mua cổ phần của DAB và Vũ đã chiếm đoạt. Số tiền này có nguồn gốc từ DAB, do Trần Phương Bình thực hiện các hành vi gian dối, chuyển cho Vũ để mua cổ phần.

Đối với Nguyễn Hồng Ánh, HĐXX cho rằng tháng 1/2008, Trần Phương Bình phê duyệt cho Ánh vay 2.000 lượng vàng trong thời hạn 12 tháng. Một năm sau Ánh trả nợ gốc là 2.000 lượng vàng cho DAB nhưng thực chất hai bên chỉ làm thủ tục tất toán trên giấy tờ, đảo nợ thành khoản vay mới 2.000 lượng vàng tại DAB. Đến 26/1/2010, Ánh chỉ trả được 100 lượng vàng nhưng ông Bình đồng ý để bị cáo nộp 32 tỷ đồng tiền tiết kiệm và được tất toán khoản vay 1.900 lượng vàng (tương đương 53 tỷ đồng). HĐXX nhận định "Hành vi ký khống hồ sơ tất toán của bị cáo Ánh có dấu hiệu của tội chiếm đoạt nhưng do giới hạn trong việc xét xử nên HĐXX chỉ xem xét trách nhiệm của bị cáo theo cáo trạng truy tố",

Về trách nhiệm dân dự, HĐXX buộc Phan Văn Anh Vũ phải nộp lại số tiền 13,4 triệu USD và liên đới bồi thường hơn 50 tỷ đồng với Trần Phương Bình. Nguyên Tổng giám đốc DAB phải bồi thường 1.500 tỷ đồng và hơn 27.000 lượng vàng, liên đới bồi thường hàng chục tỷ đồng với các bị cáo khác. Để đảm bảo cho việc thi hành án, TAND buộc tiếp tục kê biên hơn 125 triệu cổ phần DAB (24,88% vốn điều lệ) của các bị cáo Bình, Xuyến, Vũ Nhôm, Công ty Bắc Nam 79 và 18 cá nhân.

HĐXX cũng kiến nghị Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ vai trò của một số cá nhân: Võ Thị Kim Anh (nguyên Trưởng phòng Kế toán Hội sở DAB) có dấu hiệu tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Trần Huy Nam (nguyên Giám đốc DAB chi nhánh Nam Định) có dấu hiệu tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. HĐXX cũng kiến nghị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao điều tra, nếu có căn cứ thì xử lý đối với các cá nhân tại NHNN, cơ quan Thanh tra giám sát NHNN. Bởi trải qua 13 lần thanh tra nhưng không phát hiện sai phạm tại DAB, để mặc các bị cáo hạch toán khống chứ không có nguồn tiền thực chất. HĐXX cũng kiến nghị Bộ Công An, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp tục làm rõ hành vi liên quan 13,4 triệu USD Vũ nhận của DAB bởi "có dấu hiệu tội phạm khác".

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data