agribank-vietnam-airlines

Truy xuất nguồn gốc hàng nông sản: Lợi cả đôi đường

Nguyễn Minh
Nguyễn Minh  - 
Việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt là điều rất quan trọng cho khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc.
aa
truy xuat nguon goc hang nong san loi ca doi duong Doanh nghiệp được hỗ trợ truy xuất nguồn gốc
truy xuat nguon goc hang nong san loi ca doi duong Truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
truy xuat nguon goc hang nong san loi ca doi duong Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Khuyến khích áp dụng QR code

Hơn 2 năm qua trên cả nước, các hệ thống siêu thị lớn đã đồng loạt triển khai việc truy xuất nguồn gốc hàng nông sản. Chính điều này không những đảm bảo cho DN thực hiện đúng những hàng hóa chất lượng mà đã tạo ra niềm tin lớn của người tiêu dùng vào sản phẩm, qua đó nâng cao sản lượng tiêu thụ. Hà Nội cũng đã cấp hàng nghìn mã QR code cho các DN, cơ sở sản xuất để tiêu thụ trên thị trường. Đây cũng là con đường nhanh nhất để DN sản xuất hàng nông sản đến với người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

truy xuat nguon goc hang nong san loi ca doi duong
Ngành Nông nghiệp tiếp tục mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao

Tại siêu thị Big C Thăng Long, chị Nguyễn Mỹ Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, gia đình chị thường xuyên mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm tại siêu thị bởi tiêu chí an toàn. Bởi tất cả các sản phẩm ở siêu thị đều được kiểm tra chất lượng và nhất là có tem truy xuất nguồn gốc mà khách hàng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR code là có thể tra cứu được toàn bộ thông tin của sản phẩm từ cơ sở sản xuất, ngày gieo hạt, ngày trồng, quy trình chăm sóc, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã được dùng, thời gian cách ly, ngày thu hoạch… Theo đại diện siêu thị Big C Thăng Long, nông sản sạch, đảm bảo chất lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng và cũng chính là tiêu chí của siêu thị trong việc cung cấp các sản phẩm an toàn đến tay khách hàng. Tất cả các sản phẩm của các DN, đơn vị liên kết tiêu thụ tại siêu thị đều phải đảm bảo các tiêu chí từ khâu kiểm nghiệm chất lượng đến nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, tuân thủ các quy trình về an toàn thực phẩm của Bộ NN&PTNT cũng như các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Có thể khẳng định, việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt là điều rất quan trọng cho khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc. Theo các chuyên gia, với giải pháp này, doanh nghiệp sản xuất đưa thông tin lên hệ thống từ những khâu đầu của chuỗi sản xuất cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Việc áp dụng các biện pháp truy xuất nguồn gốc nông sản còn được xem là giải pháp ưu việt để các đơn vị sản xuất cũng như người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời việc thực hiện phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thời gian qua đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường…

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện tại cả nước có 1.630 chuỗi nông sản an toàn, 2.991 điểm bán hàng, trong đó, riêng Hà Nội là 141 chuỗi (chiếm 8,8%) với 70 điểm bán sản phẩm chuỗi (chiếm 4%). Đến nay, Sở NN&PTNT đẩy mạnh phát triển mạnh các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, bảo đảm an toàn thực phẩm với các mô hình nuôi trồng theo hướng VietGAP, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, nhằm kiểm soát nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Đến nay Hà Nội đã cấp hơn 7.000 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống. Hà Nội cũng sẽ phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Đồng thời, tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30 - 50%.

Hiện nhu cầu về chất lượng các sản phẩm nông sản trên cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng là rất lớn. Các HTX, DN kinh doanh các mặt hàng nông sản cũng đã hướng đến sản xuất thực phẩm đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, HACCP… Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần có sự minh bạch hơn về quy trình, nguồn gốc sản phẩm, tức họ cần có thông tin truy xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ DNNVV, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia liên kết, hợp tác trong sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ nông sản ứng dụng mã QR code trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, ngành Nông nghiệp tiếp tục mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tăng cường đầu tư cải thiện điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm của Hà Nội trên địa bàn và tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thông qua các biện pháp gắn tem truy xuất nguồn gốc khi sản phẩm lưu thông trên thị trường, ông Tạ Văn Tường nhấn mạnh.

Nguyễn Minh

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data