agribank-vietnam-airlines

Tín dụng ưu đãi: “Chắp cánh” cho thanh niên khởi nghiệp

Chí Kiên
Chí Kiên  - 
Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ Quỹ Thanh niên khởi nghiệp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Đoàn Thanh niên) tỉnh Bắc Ninh đã góp phần xây dựng được nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp hiệu quả, tạo sự lan tỏa cho giới trẻ, hỗ trợ tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
aa
Hiệu quả của tín dụng ưu đãi ở vùng ven đô Tín dụng ưu đãi tại Nghệ An: Nguồn vốn lớn, hiệu quả cao

Cùng với cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Bắc Ninh và cán bộ Tỉnh đoàn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thực phẩm sạch của anh Phạm Văn Sơn, thôn Xuân Bình, xã Đại Xuân, thị xã Quế Võ. Với kiến thức công nghệ thông tin học ở Đại học Bách khoa Hà Nội, Sơn quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình thực phẩm sạch ứng dụng công nghệ tưới nước tự động. Từ nguồn vốn 300 triệu đồng tích lũy sau khi đi làm 3 năm cho một công ty ở Hà Nội và vay thêm bạn bè, Sơn thuê 7.000 m2 đất để trồng măng tây.

Anh Sơn vào tận Ninh Thuận để mua giống nhưng do thiếu kinh nghiệm, giống cây không hợp khí hậu miền Bắc nên măng tây phát triển kém, dễ bị nấm bệnh, năng suất không cao.

Anh Phạm Văn Sơn trao đổi với cán bộ Tỉnh đoàn và NHCSXH chi nhánh Bắc Ninh về kỹ thuật trồng
Anh Phạm Văn Sơn trao đổi với cán bộ Tỉnh đoàn và NHCSXH chi nhánh Bắc Ninh
về kỹ thuật trồng

Không nản lòng, anh lại tìm hiểu kỹ các giống cây trồng và nhu cầu thị trường cần, bắt tay vào trồng dưa chuột baby và dưa lưới. Anh được NHCSXH cho vay 900 triệu đồng từ nguồn quỹ đầu tư khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên tỉnh Bắc Ninh với lãi suất ưu đãi. Có vốn, anh Sơn đầu tư, cải tạo lại hệ thống tưới nước nhà màng công nghệ cao để trồng dưa chuột baby và dưa lưới. Được trồng trong nhà màng công nghệ cao với kỹ thuật chăm sóc hiện đại, vườn dưa lưới và dưa chuột baby phát triển rất tốt.

Anh Phạm Văn Sơn vận hành hệ thống tự động tưới, chăm sóc cây dưa chuột
Anh Phạm Văn Sơn vận hành hệ thống tự động tưới, chăm sóc cây dưa chuột

“Với hệ thống công nghệ tưới và bón phân tự động đã tiết kiệm được nước, giảm tới 90% chi phí so với thuê nhân công làm thủ công, cách tưới nước thủ công”, anh Sơn chia sẻ. Hiện nay, doanh thu hàng năm từ mô hình trồng dưa chuột baby và dưa lưới của anh đạt khoảng 550 triệu đồng.

Nếu như mô hình nói trên thể hiện sự sáng tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin vào việc triển khai nông nghiệp sạch thì anh Hoàng Văn Quân, xã Đại Bái, huyện Gia Bình lại chọn khởi nghiệp bằng nghề truyền thống đúc đồng. Quân chia sẻ, gia đình anh có truyền thống làm nghề đúc đồng nên anh luôn ấp ủ chọn nghề này để lập nghiệp, không chỉ khẳng định bản thân mà còn góp phần giữ gìn nghề truyền thống của địa phương và gia đình.

Nguồn vốn ưu đãi đã giúp anh Hoàng Văn Quân mạnh dạn mở rộng cơ sở sản xuất
Nguồn vốn ưu đãi đã giúp anh Hoàng Văn Quân mạnh dạn mở rộng cơ sở sản xuất

Mới đầu chỉ là cơ sở sản xuất nhỏ, nhưng khi được NHCSXH và Tỉnh đoàn cho vay 1,5 tỷ đồng khởi nghiệp với lãi suất ưu đãi, anh Quân đã mở rộng cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương, với thu nhập khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. “Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi mà nhiều thanh niên mạnh dạn hơn trong việc khởi nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và nhiều người khác trên chính quê hương mình”, Quân tâm sự.

Theo Tỉnh đoàn Bắc Ninh, triển khai Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025”, đến nay, Tỉnh Đoàn đã hỗ trợ 99 dự án giúp thanh niên khởi nghiệp; tổ chức tập huấn kiến thức khởi nghiệp cho hơn 200 cán bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh với các chuyên đề: Các xu hướng khởi nghiệp dành cho giới trẻ; Bí quyết khởi nghiệp thành công; Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, nhằm giúp các đồng chí cán bộ đoàn hiểu rõ hơn, nâng cao kỹ năng tuyên truyền và đồng hành hiệu quả cùng thanh niên địa phương trong lĩnh vực khởi nghiệp…

Anh Nguyễn Bảo Đại - Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh cho biết, chương trình cho vay khởi nghiệp đã giúp khơi gợi tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của đoàn viên, thanh niên trong phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng trên chính quê hương. Nguồn vốn cho vay thanh niên khởi nghiệp được ủy thác qua NHCSXH chi nhánh Bắc Ninh giúp thanh niên tiếp cận thuận lợi. Qua chương trình cho vay này, nhiều thanh niên đã mạnh dạn khởi nghiệp với nhiều dự án, mô hình hiệu quả. Đến nay, hầu hết các dự án đều giải ngân tốt, tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho hàng nghìn lao động, không chỉ góp phần tạo hướng đi mới cho phát triển kinh tế mà còn giúp tập hợp thanh niên, phát triển tổ chức Đoàn ở nông thôn và các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn chế nên Ban Thường vụ Tỉnh đoàn kiến nghị tỉnh cân đối ngân sách có thể bổ sung thêm nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH cho thanh niên vay. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hiệu quả sử dụng vốn với những dự án đã giải ngân; rà soát, tăng cường công tác tuyên truyền mở rộng đối tượng tiếp cận vốn, hỗ trợ đoàn viên thanh niên hoàn thiện thủ tục vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Về phía ngân hàng được nhận ủy thác cho vay, ông Hoàng Trọng Cường - Phó giám đốc NHCSXH chi nhánh Bắc Ninh cho biết, việc đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp lập nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả tích cực. Hiện nay, tổng nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được ủy thác qua NHCSXH Bắc Ninh là 90 tỷ đồng, mức lãi suất ưu đãi 5%. Tính đến hết năm 2023, sau hơn 5 năm triển khai đề án đã có 180 dự án thanh niên khởi nghiệp được vay vốn với tổng doanh số cho vay hơn 160 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1.500 lao động. Riêng trong năm 2023, NHCSXH chi nhánh Bắc Ninh giải ngân cho 32 dự án với tổng số tiền 33,2 tỷ đồng. Nguồn vốn được đầu tư đúng đối tượng thụ hưởng, các dự án cho vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả, nhiều mô hình phát triển kinh tế tốt, tạo việc làm cho người lao động, mang lại lợi ích cho xã hội.

Thời gian tới, để tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, NHCSXH tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp bộ đoàn và các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, để đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đảm bảo khách hàng đủ điều kiện, có nhu cầu sẽ được tiếp cận nguồn vốn; Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện hỗ trợ đoàn viên, thanh niên, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách. NHCSXH phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ và Ban quản lý tổ kiết kiệm và vay vốn, tư vấn về tín dụng chính sách cho cán bộ đoàn về công tác lập dự án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Cùng với đó, Tỉnh đoàn sẽ tổ chức các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp, tổ chức phổ biến chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và giới thiệu về doanh nghiệp khởi nghiệp, quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn thanh niên khởi nghiệp có hiệu quả.

Chí Kiên

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data