hoa-sen-home-mb

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Thanh Hóa: Phát huy tính tiên phong, sáng tạo để giảm nghèo bền vững

Đông Dư
Đông Dư  - 
Minh chứng trong việc thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) ở Thanh Hóa trong 5 năm qua là được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ đắc lực người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
aa
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Thanh Hóa:  Phát huy tính tiên phong, sáng tạo để giảm nghèo bền vững Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Phú Thọ: Tín dụng chính sách củng cố lòng tin
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Thanh Hóa:  Phát huy tính tiên phong, sáng tạo để giảm nghèo bền vững Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Nam Định: Nhân lên những giá trị của tín dụng nhân văn
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Thanh Hóa:  Phát huy tính tiên phong, sáng tạo để giảm nghèo bền vững
NHCSXH tỉnh Thanh Hóa thông tin kịp thời cho các hộ vay về chính sách vay vốn

Bước chuyển quan trọng về nhận thức

Cách đây 5 năm Thanh Hóa có đến 7 huyện theo Nghị quyết 30a, 130 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo bình quân 43%.

Từ thực tế trên và Chỉ thị số 40 được ra đời vào thời điểm cách đây 5 năm, Tỉnh ủy Thanh Hóa xác định rõ chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong 5 chương trình trọng tâm của giai đoạn 2015 - 2020, đồng thời tập trung tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, ban ngành các cấp căn cứ nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch cụ thể.

Để đạt mục tiêu phát triển sản xuất, hỗ trợ kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người nghèo, Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động đối với công tác tín dụng chính sách trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên.

Lãnh đạo các huyện, xã trong tỉnh không chỉ coi hoạt động tín dụng chính sách là nhiệm vụ thường xuyên nằm trong chương trình công tác của mình, mà luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, điều tra rà soát, thống kê chính xác, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để giúp hộ vay vốn tín dụng chính sách kịp thời, thuận tiện; phát huy vai trò MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người nghèo sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế, chủ động vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống.

Theo đó, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp được củng cố, kiện toàn, trong đó có bổ sung 635 Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tại 27 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đã làm cho chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước được thực hiện công khai, dân chủ, đầy đủ tại các Điểm giao dịch xã, phường, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và hộ đồng bào DTTS.

Nét nổi bật và như một minh chứng trong việc thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và Chỉ thị số 40 ở Thanh Hóa trong 5 năm qua là được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương việc tập trung huy động nguồn lực cho NHCSXH để hỗ trợ đắc lực người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Đơn cử Sở LĐTBXH đã chú trọng điều tra, rà soát, thống kê danh sách chính xác các đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo đúng quy định hiện hành; chính quyền các cấp trên địa bàn đã quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất như tạo điều kiện về trụ sở làm việc, ưu tiên vị trí đặt Điểm giao dịch xã của NHCSXH rộng rãi, an toàn; ngành Tài chính cũng căn cứ tình hình ngân sách của địa phương, tham mưu kịp thời để UBND tỉnh, huyện chuyển vốn ngân sách sang NHCSXH để phục vụ tốt hơn các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Tính đến nay tỉnh Thanh Hóa đã triển khai 21 chương trình tín dụng chính sách, tăng 8 chương trình so với trước khi có Chỉ thị số 40, có tổng dư nợ đạt trên 9.200 tỷ đồng với 263 nghìn hộ vay, tăng 2.164 tỷ đồng so với cuối năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,9%/năm; trong đó nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương là 231 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng so với đầu năm 2015; Cùng với đó, tỷ lệ nợ quá hạn toàn tỉnh giảm từ 0,33% cuối năm 2014 xuống còn 0,15% tổng dư nợ.

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Thanh Hóa:  Phát huy tính tiên phong, sáng tạo để giảm nghèo bền vững
Vốn vay chính sách tạo điều kiện cho hộ đồng bào DTTS ở các huyện miền núi vùng cao Thanh Hóa có điều kiện duy trì nghề dệt

Huy động nguồn lực để làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo

Chỉ thị số 40 được đưa vào thực tiễn đã tạo thêm nguồn lực, sức mạnh cho NHCSXH hoạt động, giúp các bản làng vùng cao biên giới, vùng bãi ngang ven biển ở Thanh Hóa đổi thay từng ngày và thúc đẩy chương trình giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả quan trọng. Không chỉ thấy rõ cuộc sống người dân đã thay đổi mà còn thể hiện qua các con số thống kê khi tỉnh Thanh Hóa đã giảm được trên 47,1 nghìn hộ nghèo, tỷ lệ mỗi năm giảm 5% và nằm trong nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước.

Sản xuất phát triển rõ nét, thu nhập hộ nghèo tăng gấp 1,84 lần so với năm 2015. Đã có huyện Như Xuân thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; 11 xã bãi ngang, 14 xã và 16 thôn, bản miền núi thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn và có 6 xã bãi ngang ven biển đạt chuẩn nông thôn mới.

Điểm ấn tượng nữa là sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 40 nhiều tổ chức đoàn thể ở Thanh Hóa đã phát huy tính tiên phong, sáng tạo giúp đỡ hội viên vay vốn chính sách thuận tiện, vươn lên giảm nghèo bền vững. Tiêu biểu như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh đã xây dựng được gần 50 mô hình phát triển sản xuất, giảm nghèo cho trên 2.000 hội viên trong đó các mô hình nuôi trâu, bò, lợn cỏ sinh sản, lợn rừng, gà ri lai thương phẩm; nuôi cá lồng; trồng cam giống mới, bưởi Diễn, bí xanh, nghệ ruột đỏ, hoa... đang ngày được nhân rộng. Riêng Hội Phụ nữ huyện Thọ Xuân đã nhận ủy thác vốn vay từ NHCSXH huyện là 218 tỷ đồng, thu hút trên 5.000 hội viên tham gia SXKD hiệu quả.

Hội Nông dân các huyện miền núi Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân đã tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hội viên như thành lập các HTX, tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp, thu hút đông đảo hội viên tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... Điển hình có gia đình chị Hà Thị Lan, người dân tộc Thái thôn Pà Cầu, xã Xuân Lộc, được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng từ năm 2015 để xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản và trồng các loại cây keo, mía. Nhờ sự kiên trì chịu khó đến nay, chị Lan đã có một trang trại tổng hợp gồm 4ha cây keo, 1ha cây luồng và đàn bò sinh sản tới 5 con, cho thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm.

Chia sẻ với chúng tôi chị Lan cho biết, nguồn vốn của NHCSXH rất ý nghĩa với người dân nghèo ở khu vực nông thôn. Ý nghĩa hơn nữa là người vay vốn không chỉ được giao dịch ngay tại xã mà còn được các Hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên đến thăm, hỗ trợ cách thức sản xuất, chăn nuôi, qua đó góp phần đậm đà thêm tình làng nghĩa xóm.

Những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai Chỉ thị số 40 là rất tích cực, tạo tiền đề để NHCSXH tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 40. Đặc biệt là đẩy mạnh tham mưu, đề xuất kịp thời cho chính quyền các cấp hằng năm bố trí ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn.

Lãnh đạo NHCSXH Thanh Hóa cho biết, một trong những nhiệm vụ xuyên suốt được Chi nhánh xác định trọng tâm là thường xuyên coi trọng việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện và thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp; tiếp tục đưa tín dụng chính sách xã hội trong hoạt động theo hướng ổn định, phát triển bền vững, đảm bảo thực hiện tốt tín dụng chính sách; tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đông Dư

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Những ngày này, vùng núi cao Bắc Kạn đâu đâu cũng rộn ràng không khí chào đón Xuân. Những cánh rừng già xanh tốt, những ruộng lúa, đồi ngô chín vàng... là minh chứng cho cuộc sống thanh bình, khởi sắc của người dân nơi đây.
Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Vốn ngân hàng tiếp sức cho sản phẩm OCOP

Tiếp sức cho các sản phẩm OCOP ở Quảng Nam, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã tích cực hỗ trợ khách hàng vay vốn để triển khai chương trình. Từ nguồn vốn vay, nhiều chủ thể OCOP đã đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển nhiều sản phẩm OCOP chất lượng.
Đà Nẵng - Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Đà Nẵng - Tín dụng chính sách như dòng suối mát lành

Mùa xuân đến như một bản hòa ca rộn rã, mang theo sức sống mới và những ước mơ vươn xa của thành phố biển Đà Nẵng. Giữa không gian tràn ngập sắc xuân, câu chuyện về tín dụng chính sách xã hội (CSXH) như dòng suối mát lành, tưới mát cho những mầm non hy vọng. Đó không chỉ là câu chuyện về những con số, mà còn là hành trình của lòng nhân ái, sự chung tay của cả hệ thống chính trị mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data