agribank-vietnam-airlines

Thúc đẩy vai trò của thị trường chứng khoán trong tăng trưởng kinh tế

Trần Hương
Trần Hương  - 
Thị trường chứng khoán ngày càng chứng minh vai trò của mình khi đã giúp các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn trung và dài hạn, từ đó hoạt động, kinh doanh hiệu quả và ngày càng đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế.
aa
TTCK sẽ vượt qua những bất ổn trong ngắn hạn Thị trường chứng khoán: Sức bật từ kỳ vọng mới

Ông Huang Bo, Tổng Giám đốc, Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS) đánh giá, với sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán còn đón cơ hội từ việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, sự gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết, cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sau khi hệ thống giao dịch mới đi vào hoạt động, qua đó ngày càng đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế Việt Nam.

Thúc đẩy vai trò của thị trường chứng khoán trong tăng trưởng kinh tế
Ông Huang Bo, Tổng Giám đốc, Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS)

Trụ cột giúp Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Ông Huang Bo cho rằng, năm 2025 là năm cửa ngõ để mở ra một “kỷ nguyên vươn mình” của dân tộc Việt Nam. Trong suốt hai năm qua, Guotai Junan Việt Nam (GTJA Việt Nam) đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên vàng của phát triển kinh tế, không chỉ trong 1-2 năm, 5-10 năm, mà còn kéo dài trong nhiều thập kỷ.

Để đạt được điều này, có năm yếu tố quan trọng.

Thứ nhất là việc đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu. Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế, đóng góp gần 25% GDP. Việt Nam đã phát triển thành trung tâm sản xuất toàn cầu về điện tử, dệt may và máy móc, thu hút các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Intel và LG. Đồng thời, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm đa dạng hóa xuất khẩu và giảm phụ thuộc vào các sản phẩm giá trị gia tăng thấp.

Thứ hai là vị trí chiến lược, chi phí lao động cạnh tranh và sự ổn định chính trị đã củng cố vị thế của Việt Nam là điểm đến FDI hàng đầu tại ASEAN. Năm 2024, dòng vốn FDI đã đạt mức kỷ lục 25 tỷ USD, trong đó 35% chảy vào sản xuất tiên tiến và công nghệ.

Thứ ba là việc đầu tư vào chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Nền kinh tế số của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, dự kiến đạt 50 tỷ USD vào năm 2025. Việt Nam đang dịch chuyển khỏi các ngành thâm dụng lao động để tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như chất bán dẫn, AI và công nghệ xanh. Thành công ban đầu được thể hiện qua 174 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 11 tỷ USD trong ngành chất bán dẫn tính đến cuối năm 2024.

Thứ tư là tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ, dự kiến đạt 50 triệu người vào cuối năm 2025. Điều này sẽ thúc đẩy sự bùng nổ tiêu dùng. Doanh thu bán lẻ tăng 8,8% vào năm 2024, cao hơn mức trung bình toàn cầu. Xu hướng này đánh dấu sự chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu sang mô hình "động cơ kép", nơi nhu cầu nội địa bổ sung cho thương mại quốc tế. Dự báo doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ sẽ tăng 12% vào năm 2025, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Thứ năm là đầu tư trọng điểm vào cơ sở hạ tầng. Chính phủ đang tích cực đẩy nhanh giải ngân tín dụng và đầu tư công cho các dự án lớn. Trong khi đó, sân bay quốc tế Long Thành trị giá 5 tỷ USD, dự kiến khai trương vào năm 2026, sẽ nâng tầm Việt Nam như một trung tâm logistics khu vực. Năm 2025, kế hoạch đầu tư công đầy tham vọng lên tới 875 nghìn tỷ đồng, tăng 28%, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Bằng cách cân bằng giữa tăng trưởng dựa vào xuất khẩu với sự phát triển của khu vực dịch vụ và tinh thần khởi nghiệp trong nước, Việt Nam đang chuyển mình thành một nền kinh tế bền vững và đa dạng hơn.

Thúc đẩy mạnh mẽ hơn vai trò của thị trường chứng khoán

Về những đóng góp của thị trường chứng khoán cho nền kinh tế thời gian qua, ông Huang Bo cho biết, trong hơn hai thập kỷ qua, HOSE và HNX đã tăng trưởng vượt bậc với giá trị vốn hóa VN-Index tăng gấp 23 lần. Hiện vốn hóa thị trường chứng khoán tương đương 60% GDP, mở rộng lên hơn 1.600 mã chứng khoán. Có thể nói đối với nền kinh tế Việt Nam, thị trường chứng khoán đã có những đóng góp quan trọng.

Thứ nhất là giúp huy động vốn cho cơ sở hạ tầng và công nghiệp hóa. Các doanh nghiệp niêm yết trong các lĩnh vực năng lượng, ngân hàng, bất động sản và sản xuất đã huy động hàng nghìn tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Đơn cử, Petro Vietnam đã tận dụng thị trường vốn để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và nâng cấp nhà máy lọc dầu, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa bền vững của quốc gia.

Thứ hai là thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc Chính phủ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tăng thanh khoản cho thị trường, cải thiện hiệu quả hoạt động nhờ cơ chế minh bạch và trách nhiệm giải trình trước công chúng. Bằng cách kết nối giữa dòng vốn nhàn rỗi trong nước và các khoản đầu tư sản xuất, thị trường chứng khoán đang hỗ trợ Việt Nam trong mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao.

Thứ ba là giúp nâng cao quản trị doanh nghiệp, tính minh bạch và thu hút đầu tư nước ngoài. Việc niêm yết công khai buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về minh bạch và quản trị doanh nghiệp. Việc nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài và việc được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE Russell sẽ thu hút dòng vốn từ các quỹ ETF và quỹ hưu trí. Trong năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài chiếm gần 25% tổng giá trị giao dịch, rót vốn vào các lĩnh vực tăng trưởng cao như năng lượng xanh, bán dẫn và hàng tiêu dùng.

Thứ tư là thị trường chứng khoán đã hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp khởi nghiệp. Bên cạnh các tập đoàn lớn, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng dần trở thành bệ phóng cho các doanh nghiệp SME. Sàn UPCOM đã tạo điều kiện cho các công ty nhỏ tiếp cận nguồn vốn mà không phải đáp ứng yêu cầu niêm yết khắt khe. Nhiều startup trong lĩnh vực dịch vụ số, nông nghiệp và năng lượng sạch đã tận dụng kênh huy động vốn này để đầu tư vào R&D và mở rộng kinh doanh.

Nếu tiếp tục duy trì các cải cách mạnh mẽ, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đóng vai trò tương tự như ở Hàn Quốc hay Trung Quốc, giúp nền kinh tế bứt phá từ một thị trường mới nổi thành một trung tâm đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Để thúc đẩy vai trò của thị trường chứng khoán trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Ông Huang Bo cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên các chiến lược như tăng cường thanh khoản và khả năng tiếp cận thị trường. Việc sửa đổi Luật Chứng khoán gần đây thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị trường.

“Chúng tôi kỳ vọng việc nâng cấp hạ tầng giao dịch, hiện đại hóa hệ thống giao dịch như hệ thống KRX, và mở rộng thị trường phái sinh sẽ thu hút các nhà đầu tư tổ chức. Việc giảm chi phí giao dịch và nới lỏng yêu cầu ký quỹ có thể khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân”, ông Huang Bo nói.

Bên cạnh đó, cần củng cố khung pháp lý, tiếp tục đẩy nhanh cải cách để điều chỉnh các tiêu chuẩn công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế (ví dụ: IFRS). Việc khuyến khích báo cáo ESG cũng có thể giúp thu hút dòng vốn từ các quỹ đầu tư tập trung vào phát triển bền vững.

Tiếp đến, các cơ quan quản lý nên thúc đẩy các công ty công nghệ lên niêm yết bằng việc cung cấp các ưu đãi thuế và miễn giảm quy định cho công ty công nghệ cùng với đề xuất thành lập một “sàn đổi mới sáng tạo”. Hợp tác với các quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ các công ty công nghệ tiềm năng niêm yết, có thể nghiên cứ theo mô hình Sàn Đổi mới Khoa học và Công nghệ (STAR) của Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc.

Ngoài ra, là tiếp tục nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược như ngân hàng, năng lượng tái tạo… và đẩy nhanh tiến trình nâng hạng Việt Nam lên “thị trường mới nổi”…

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Theo ông Trần Minh Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) nhà đầu tư bình tĩnh tìm kiếm cơ hội khi thị trường biến động mạnh.
TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Trong tháng 3/2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng trưởng, đạt 1.956.134 tài khoản tại thời điểm cuối tháng, tăng 1,98% so với cuối tháng 2/2025.
Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Theo nhận định của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) sự sụt giảm của thị trường trong ngày 3 và 4/4 chỉ là tác động tâm lý ngắn hạn. Với xu hướng tăng trưởng dài hạn và nhiều yếu tố tích cực nội tại, thị trường có cơ hội điều tiết để lấy lại cân bằng.
VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index khép lại tuần giao dịch đầy biến động tại mức 1.210,67 điểm, giảm 106,79 điểm (tương đương 8,11%) so với tuần trước, sau khi trải qua phiên giảm kỷ lục 87,88 điểm vào ngày 03/04/2025 và hồi phục mạnh hơn 52 điểm từ đáy trong phiên cuối tuần.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data