agribank-vietnam-airlines

Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán

Trần Hương
Trần Hương  - 
Chiều ngày 2/7, Báo Lao động phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tạo động lực nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK)”. Các ý kiến đều cho rằng, nâng hạng TTCK sẽ là tín hiệu quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, cho thấy Việt Nam đang trên đà phát triển thành một nền kinh tế thị trường theo đúng bản chất…
aa

Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Tổng biên tập Báo Lao động cho rằng, khi nâng hạng TTCK thành công sẽ góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, tăng thanh khoản cho cổ phiếu các doanh nghiệp, qua đó được kỳ vọng sẽ lan tỏa tích cực đến các lĩnh vực của nền kinh tế. Việc nâng hạng TTCK không chỉ là mục tiêu cần thực hiện mà còn là động lực để các doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư tham gia thị trường chung tay đóng góp, xây dựng một TTCK hấp dẫn trong mắt giới đầu tư nước ngoài.

Nhưng để sớm thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần sự phối hợp của nhiều bộ, ngành và đặt ra các yêu cầu đối với việc thay đổi chính sách, các quy định của pháp luật có liên quan để tháo gỡ các nút thắt trong việc nâng hạng TTCK.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Về cơ hội và thách thức khi nâng hạng TTCK, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) cho biết, hiện nay, TTCK Việt Nam đang được FTSE Russell đưa vào danh sách nhóm chờ nâng hạng lên Nhóm 2 - Thị trường Mới nổi.

Theo ông Dũng, một TTCK tự do, hiệu quả luôn được coi là một trong những tiêu chí cốt yếu để đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Do đó, nâng hạng TTCK sẽ là tín hiệu quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, cho thấy Việt Nam đang trên đà phát triển thành một nền kinh tế thị trường theo đúng bản chất. Từ đó, góc nhìn của các nhà đầu tư quốc tế về môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam cũng sẽ có chuyển biến tích cực hơn.

Đồng thời, việc này sẽ là cú hích gián tiếp dành cho mục tiêu từng bước nâng bậc tín nhiệm quốc gia theo “Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia đến năm 2030” theo Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Việc nâng hạng TTCK sẽ là tín hiệu rõ ràng, cho thấy Việt Nam đã tiến bước dài hơn trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; khẳng định vị thế và nâng cao hình ảnh không chỉ của riêng TTCK Việt Nam mà còn của cả nền kinh tế đối với cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, theo Ngân hàng Thế giới, việc được nâng hạng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho TTCK Việt Nam như: Thu hút thêm dòng vốn ngoại gián tiếp ròng khoảng 7,2 tỷ USD vào Việt Nam mỗi năm (òng vốn này chủ yếu đến từ các quỹ đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài lớn trên thế giới); Cải thiện khả năng định giá cổ phiếu, theo đó giá cổ phiếu trên thị trường sẽ được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp tham gia đánh giá, thể hiện đúng nhu cầu thực tế và đánh giá đúng tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp (việc cải thiện định giá này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình cổ phần hóa, giúp cho việc thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước có thể thu được nguồn thu cao hơn cho ngân sách nhà nước); Gia tăng số lượng nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư có quy mô lớn trên thị trường (hiện nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ đang chiếm hơn 90% trên thị trường), tăng tính chuyên nghiệp và bền vững trong hoạt động đầu tư, giảm thiểu các biến động mạnh của thị trường do bị tác động tâm lý của số lượng lớn nhà đầu tư cá nhân; Cải thiện tích cực thanh khoản của TTCK và chất lượng thị trường theo hướng tiếp cận tốt hơn các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong hoạt động của doanh nghiệp, quản trị công ty.

Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài mang lại lợi ích từ việc chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chiến lược đầu tư và công nghệ mới. Điều này có thể giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế.

Trường hợp TTCK Việt Nam được nâng hạng, không chỉ lượng vốn từ các quỹ đầu tư thụ động chảy vào thị trường, mà cả nguồn vốn của các quỹ đầu tư chủ động và nhiều nhà đầu tư lớn (bao gồm cả nhà đầu tư vốn cổ phần - private equity, chuyên đầu tư vào các công ty cổ phần hóa, công ty chưa niêm yết) trên toàn cầu sẽ tham gia vào thị trường vốn của Việt Nam. Các nhà đầu tư này sẽ góp phần mở rộng cơ sở nhà đầu tư, cung cấp thêm nguồn vốn mới để Việt Nam đạt được tốt hơn mục tiêu cổ phần hóa, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn. Bên cạnh đó, nó còn giúp thúc đẩy phát triển thị trường vốn cổ phần - M&A và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Cũng theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, TTCK khi được nâng hạng đạt được nhiều lợi ích nên thách thức lớn nhất là phải đảm bảo TTCK tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, duy trì xếp hạng, tránh bị hạ cấp xếp hạng.

Cùng với đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK có thể gây tác động đến mức độ biến động của TTCK do tác động đến tâm lý thị trường (khi dòng vốn vào hoặc rút ra có biến động mạnh, gây ra hiệu ứng tâm lý hoặc dây chuyền đến các nhà đầu tư), cũng như gây áp lực cho thị trường ngoại hối do gia tăng nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ - tiền đồng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Các chuyên gia tham gia hội thảo đều thống nhất cho rằng, để một TTCK phát triển bền vững, đó phải là một TTCK thực sự “khỏe mạnh”, minh bạch, đảm bảo công bằng cho tất cả nhà đầu tư tham gia thị trường.

“Với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát TTCK, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực đưa ra những giải pháp phù hợp đáp ứng được các tiêu chí của các tổ chức đánh giá xếp hạng thị trường hướng tới mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam từ Cận biên lên Mới nổi và đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt, ổn định, minh bạch của thị trường”, ông Vũ Chí Dũng cho hay.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Theo ông Trần Minh Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) nhà đầu tư bình tĩnh tìm kiếm cơ hội khi thị trường biến động mạnh.
TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Trong tháng 3/2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng trưởng, đạt 1.956.134 tài khoản tại thời điểm cuối tháng, tăng 1,98% so với cuối tháng 2/2025.
Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Theo nhận định của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) sự sụt giảm của thị trường trong ngày 3 và 4/4 chỉ là tác động tâm lý ngắn hạn. Với xu hướng tăng trưởng dài hạn và nhiều yếu tố tích cực nội tại, thị trường có cơ hội điều tiết để lấy lại cân bằng.
VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index khép lại tuần giao dịch đầy biến động tại mức 1.210,67 điểm, giảm 106,79 điểm (tương đương 8,11%) so với tuần trước, sau khi trải qua phiên giảm kỷ lục 87,88 điểm vào ngày 03/04/2025 và hồi phục mạnh hơn 52 điểm từ đáy trong phiên cuối tuần.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data