hoa-sen-home-mb

Tăng cường khung pháp lý kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
Ngày 27/2, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Bộ Quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam.
aa
Hội nghị phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố Bộ công cụ thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nguyễn Quốc Hùng cho hay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài càng phổ biến. Căn cứ quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối, Nghị định 70/2014/NĐ-CP, Thông tư 20/2022/TT-NHNN, các TCTD đã xây dựng quy định nội bộ, trong đó có quy định về giấy tờ, chứng từ liên quan đến giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài đối với người cư trú là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc chuyển tiền ra nước ngoài hiện nay còn một số nội dung chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa phù hợp và không thống nhất giữa các tổ chức tín dụng, quy định nội bộ về giấy tờ, chứng từ chuyển tiền của mỗi Ngân hàng khác nhau.

Tăng cường khung pháp lý kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền
Toàn cảnh Hội nghị

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về việc chuyển tiền một chiều ra nước ngoài đối với người cư trú là công dân Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có công văn báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đề xuất xây dựng Bộ Quy tắc và Thực hành thống nhất chuyển tiền ra nước ngoài. Ngày 10/11/2023 Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 8743/NHNN-QLNH thống nhất chủ trương và giao Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đầu mối phối hợp với các NH hội viên và các đơn vị liên quan trong Ngân hàng Nhà nước xây dựng và ban hành Bộ Quy tắc. Đây là Bộ Quy tắc hết sức cần thiết cho các ngân hàng trong bối cảnh giao dịch chuyển tiền nước ngày càng tăng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Căn cứ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ông Hùng cho biết Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã thành lập Ban soạn thảo và Tổ giúp việc xây dựng Bộ quy tắc (gồm 27 thành viên của một số ngân hàng hội viên lớn, có kinh nghiệm về hoạt động ngoại hối như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, MB, VPBank và nhóm công tác nước ngoài BWG).

Tăng cường khung pháp lý kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh việc chuyển tiền ra nước ngoài là hoạt động rất phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật

Nhấn mạnh việc chuyển tiền ra nước ngoài là hoạt động rất phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật, do đó, theo chia sẻ của ông Hùng, Ban soạn thảo mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu xây dựng. Dự thảo Bộ quy tắc trải qua 5 vòng lấy ý kiến. Sau hơn 15 tháng triển khai, trải qua rất nhiều bước thực hiện, ngày 7/2/2025, Hiệp hội Ngân hàng đã có Quyết định số 09/QĐ-HHNH ban hành Bộ Quy tắc (có hiệu lực từ ngày 15/3/2025).

Việc ban hành Bộ quy tắc sẽ giúp các ngân hàng thực hiện thống nhất với khách hàng trên phạm vi toàn quốc, qua đó giảm thiểu các rủi ro liên quan. Đồng thời, giúp cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng thuận lợi trong việc kiểm soát hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài hiệu quả hơn nữa, hạn chế tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp, góp phần giữ ổn định thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá giúp thu hút nhà đầu tư.

“Bộ quy tắc được xây dựng theo định hướng trở thành quy định khung mang tính đăch trưng nhất đối với hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam. Đây không phải là văn bản quy định pháp luật, tuy nhiên sẽ là cơ sở để các ngân hàng thống nhất thực hiện như một thông lệ thị trường. Bộ quy tắc đề cao trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật và phòng chống rửa tiền của các NHTM và các cán bộ ngân hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ chuyển tiền quốc tế cho khách hàng”, ông Nguyễn Quốc Hùng lưu ý.

Tăng cường khung pháp lý kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền
Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối Đào Xuân Tuấn đánh giá việc ban hành Bộ quy tắc là hết sức cần thiết, kịp thời

Theo đánh giá của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối Đào Xuân Tuấn, việc ban hành Bộ quy tắc là hết sức cần thiết, kịp thời, tạo sự minh bạch, thống nhất cho hệ thống ngân hàng trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài. “Có Bộ quy tắc này, ngân hàng sẽ có cơ sở và tiêu chí chung để thống nhất thực hiện. Việc ban hành Bộ quy tắc, HHNH đã thực hiện đại diện quyền, lợi ích của các ngân hàng hội viên. Đây là tiêu chí rất hữu ích trong quá trình thống nhất thực hiện”, ông Tuấn nhận xét.

Cùng với các quy định về phòng chống rửa tiền, Bộ quy tắc là cơ sở để các cơ quan chức năng tham chiếu, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động thanh toán, chuyển tiền quốc tế.

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Agribank, Đảng ủy Bảo hiểm Agribank, HĐQT Bảo hiểm Agribank, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tại Bảo hiểm Agribank chính thức được thành lập do đồng chí Nguyễn Tiến Hải - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đề ra Chiến lược và lộ trình đầu tư, phát triển Công nghệ thông tin giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2035, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới.
Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo và thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quản trị điều hành, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Agribank đã và đang có những bước tiến dài trong hành trình 37 năm xây dựng, lớn mạnh và phát triển bền vững. Bước vào kỷ nguyên mới, Agribank tiếp tục nỗ lực, khẳng định sứ mệnh tiên phong của doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực của nền kinh tế.
Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Trong làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành ngân hàng, Chatbot đang dần trở thành một công cụ chiến lược, giúp các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu quy trình vận hành và tạo dấu ấn cá nhân hóa trong chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, để khai thác trọn vẹn tiềm năng, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong hành trình ứng dụng công nghệ này.
Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, Agribank là một trong số rất ít các đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tổ chức riêng một hội nghị quán triệt và thực hiện khẳng định sự chủ động sớm nhập cuộc, sẵn sàng bứt phá, cùng ngành Ngân hàng và đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Theo lãnh đạo VPBank, để hiện thực hóa "giấc mơ" xây dựng AI toàn diện, một tổ chức đơn lẻ là không đủ, thay vào đó việc xây dựng một hệ sinh thái số liền mạch và mạnh mẽ, đầu tư bài bản từ ban đầu sẽ là giải pháp phù hợp, một xu hướng không thể đảo ngược.
Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Nhờ triển khai dịch vụ Amazon Q Developer, Techcombank đã tối ưu hóa hiệu quả làm việc cho hơn 600 lập trình viên, thúc đẩy khả năng sáng tạo và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Vừa qua, Sacombank và Microsoft Việt Nam chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu trong ngành tài chính – ngân hàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Sacombank.
Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số

Chiều 11/3, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức khoá đào tạo chuyên đề: “Ứng dụng AI trong sáng tạo nội dung số”. Khoá đào tạo không chỉ tập trung vào các kỹ năng tác nghiệp báo chí hiện đại mà còn mở ra những góc nhìn mới về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, sáng tạo nội dung của các cơ quan báo chí, truyền thông.
Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số

Ngày 07/03/2025, tại Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Ngân hàng phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Hội thảo “Phụ nữ Ngân hàng hội nhập cùng quá trình chuyển đổi số”.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data