Tận dụng tốt các hiệp định thương mại để thúc đẩy xuất khẩu
![]() | Thủy sản xuất khẩu cần trợ lực mùa cao điểm |
![]() | Xuất khẩu gỗ đang đối diện với nhiều khó khăn |
![]() | Dệt may Việt Nam: Thúc đẩy liên kết chuỗi mở rộng thị trường xuất khẩu |
Bộ Công Thương cho biết, cán cân thương mại hàng hóa tháng 7 ước xuất siêu khoảng 20 triệu USD. Tính chung 7 tháng, cán cân thương mại ước duy trì trạng thái xuất siêu, với khoảng 764 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD).
Để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩn, năng lực cạnh tranh và tận dụng tốt các hiệp định thương mại đã ký…
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, xuất khẩu trong tháng 7 giảm 7,7% so với tháng trước, đạt 30,3 tỷ USD, chủ yếu do sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông - lâm - thủy sản (giảm 7,4% so với tháng trước, trong đó giảm ở hầu hết các mặt hàng nông sản, trừ rau quả và cao su) và nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo (giảm 7,2% so với tháng trước, trong đó giảm nhiều nhất là: phân bón các loại, giảm 33,3%; sắt thép các loại, giảm 23,3%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giảm 22,6%).
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 vẫn tăng tới 8,9% so với cùng kỳ. Điểm sáng trong xuất khẩu là xuất khẩu nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng 23,5%, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô tăng 83% so với tháng trước.
Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã vượt 200 tỷ USD (đạt 216,35 tỷ USD) và tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 17%), cao hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 15,78%). Điều này tiếp tục cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Đáng nói, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản, đạt 18,23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu chung của cả nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 6,6 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước do các thị trường xuất khẩu hiện đều có nhu cầu rất cao đối với thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu cà phê đạt 2,58 tỷ USD, tăng 44,8% về trị giá xuất khẩu và tăng 11,8% về lượng so với cùng kỳ năm trước; Xuất khẩu gạo tăng tới 19,9% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu trong 7 tháng với kim ngạch ước đạt 185,8 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.
Nhận định tình hình thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết, kinh tế thế giới phục hồi chậm lại, có thể xảy ra suy thoái ngắn hạn, lạm phát có thể tiếp tục cao ở một số nền kinh tế lớn, đi kèm với việc NHTW các nước điều chỉnh chính sách tiền tệ nhanh hơn, tiềm ẩn rủi ro đến ổn định thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu. Xung đột tại Ukraine có thể kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến giá xăng dầu, chi phí vận tải, logistics, chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng, mà còn tiềm tàng rủi ro đến ổn định chính trị khu vực, toàn cầu; nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực.
Trong nước, nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh hơn; hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục khởi sắc. Làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu… Tuy nhiên, rủi ro, thách thức còn rất lớn, triển vọng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục chịu chi phối bởi chiều hướng của xung đột Nga - Ukraine và điều chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung và tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu…
Vì vậy, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ và Chương trình phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương phối hợp với bộ làm việc và theo dõi chặt chẽ các dự án, ngành hàng lớn và một số địa bàn trọng điểm để nắm bắt tình hình và xử lý, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, kiểm soát nhập khẩu và chủ động nguồn cung trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới…
Tin liên quan
Tin khác

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi
