agribank-vietnam-airlines

Rối với yêu cầu giải trình hóa đơn

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Hàng nghìn doanh nghiệp đang lúng túng trong việc giải trình với cơ quan thuế liên quan đến sử dụng hóa đơn mua hàng từ các doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa đơn.
aa

Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính vừa qua đã ban hành Công văn 1798/TCT-TTKT về rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp, trong đó công bố danh sách 524 doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn và yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp này

Rối với yêu cầu giải trình hóa đơn

Theo phản ánh, sau khi nhận được công văn trên, các doanh nghiệp đã bị một phen chóng mặt vì phải lục lọi hồ sơ giấy tờ, giải trình hàng loạt những hóa đơn mua hàng từ các doanh nghiệp hiện đã không còn hoạt động! Nhiều ý kiến cho rằng, ngành Thuế yêu cầu doanh nghiệp mua hàng phải giải trình, cung cấp các hóa đơn chứng từ mua hàng và bị xử phạt nếu sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp nằm trong “danh sách đen” kia là gây khó khăn cho bộ phận kế toán. Bởi việc phát hành hóa đơn của các doanh nghiệp bán hàng đã được Bộ Tài chính quản lý, giám sát. Bên mua hàng chỉ có thể làm đúng các quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ chứ không thể kiểm soát được các doanh nghiệp bán hàng sau đó có bị liệt vào danh sách rủi ro về hóa đơn hay không.

Trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Văn Thức, Chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại lý thuế BCTC cho biết, việc “xôn xao” của cộng đồng kế toán doanh nghiệp đối với danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn mà Tổng cục Thuế mới công bố là có thật, và khá nhiều doanh nghiệp tỏ ra lúng túng khi bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình. Theo ông Thức, vấn đề giải trình các hóa đơn đầu vào không phải là việc mới lạ trong nghiệp vụ kế toán vì thế cũng không quá lo ngại. Thực tế, từ năm 2013-2014, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản hướng dẫn quản lý thuế đối với các doanh nghiệp rủi ro cao về thuế và chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, như: Công văn số 7526/BTC-TCT, 7527/BTC-TCT (2013), Công văn số 9345/BTC-TCT, 9976/BTC-TCT (2013), Công văn 1752/BTC-TCT (2014)… Vì thế các doanh nghiệp cũng có thể căn cứ vào những quy định này để sàng lọc, chuẩn bị hồ sơ phục vụ xác minh hóa đơn mua hàng đầu vào.

Trường hợp nhận được thông báo của cơ quan thuế và yêu cầu giải trình do có sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp rủi ro cao về thuế và hóa đơn, ông Thức cho rằng kế toán doanh nghiệp cần bình tĩnh làm việc kỹ với chủ doanh nghiệp để xác định xem doanh nghiệp mình rơi vào trường hợp nào để xử lý cho thỏa đáng.

Trường hợp thứ nhất, nếu doanh nghiệp có mua hàng hóa, dịch vụ thật, hóa đơn chính chủ và thời điểm mua bán hợp lệ, hợp pháp (diễn ra trước khi doanh nghiệp bán hàng bị liệt vào danh sách rủi ro) thì doanh nghiệp mua hàng chỉ cần cung cấp hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ thanh toán, các phiếu xuất kho, giao nhận…. và các giấy tờ liên quan và làm công văn cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật với những gì mình đã làm, không phải khai bổ sung điều chỉnh gì cả.

Trường hợp thứ hai, nếu doanh nghiệp cũng có mua hàng hóa, dịch vụ thật xảy ra, nhưng hóa đơn không chính chủ, mua khống để hợp thức hóa thì khai bổ sung điều chỉnh loại tiền thuế giá trị gia tăng và xem xét mặt hàng đã mua có được phép lập bảng kê 01/TNDN theo quy định ở Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Thông tư số 96/2015/TT-BTC hay không? Từ đó phân loại và giải trình, nộp phạt theo quy định.

Trường hợp thứ ba là doanh nghiệp không mua bán hàng hóa, dịch vụ gì cả, chỉ mua khống hóa đơn thì bắt buộc phải điều chỉnh khai bổ sung loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời phải làm công văn giải trình với cơ quan thuế địa phương và chịu phạt về hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Bà Giang Bảo Châu, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam chia sẻ: PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam có thể trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể dẫn dắt sự thay đổi và kiến tạo ngành thuế minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Báo cáo về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã làm rõ những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia. Từ việc thu hẹp ưu đãi thuế đến chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển (R&D), dự thảo không chỉ phản ánh xu hướng cải cách thuế quốc tế mà còn đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?
Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Đa số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các mục tiêu được khoa học xác thực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi xanh.
Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Báo cáo "Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025" cho thấy, ba yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.
Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường đang chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ “khủng”, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Ngày 14/2, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 174/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 28 Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC với chủ đề “Không ngừng đổi mới”, 1.520 CEO trong khu vực tham gia khảo sát đã thể hiện sự tự tin về nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng doanh thu và tính khả thi lâu dài của doanh nghiệp. Một số đã gặt hái được lợi ích từ AI và các hành động về khí hậu. Mặc dù đã có những bước tiến trong chuyển đổi kinh doanh, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và sáng tạo.
Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data