agribank-vietnam-airlines

Quỹ tín dụng muốn xây dựng app trực tuyến

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Ngày 17/4, Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên và hơn 60 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên toàn quốc phối hợp tổ chức buổi tọa đàm chủ đề: “Giải pháp chuyển đổi số đối với QTDND”.
aa
quy tin dung muon xay dung app truc tuyen
Quá trình chuyển đổi số tại các QTDND hiện nay vẫn diễn ra khá chậm so với các mô hình TCTD khác.

Tại buổi tọa đàm này, nhiều QTDND đã bày tỏ quan điểm mong muốn có một ứng dụng giao dịch trực tuyến tự động (tương tự như các App di động của hệ thống NHTM nhưng quy mô nhỏ và đơn giản hơn) để thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ở các quỹ.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó giám đốc QTDND Phường 2, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cho rằng, hiện nay nhu cầu của khách hàng, thành viên của các quỹ đối với việc sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, giao dịch vay vốn, gửi tiết kiệm trực tuyến là rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các giao dịch của quỹ Phường 2, TP. Bảo Lộc đều phải làm thủ công. Vì thế quỹ rất mong muốn triển khai phối hợp với các đơn vị cung cấp để hình thành các App di động tăng trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả các hoạt động huy động, cho vay.

Bà Nguyễn Thị Bích Thi, đại diện QTDND Ninh Hòa, Khánh Hòa cho biết, hơn hai năm vừa qua, quỹ này đã ấp ủ ý tưởng và tập trung mọi nguồn lực để xây dựng App trực tuyến. Đơn vị đã liên hệ với hàng chục đối tác là các nhà cung cấp phần mềm công nghệ để trao đổi, tư vấn quy trình. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là kinh phí để đầu tư các App quá lớn so với khả năng và quy mô của QTDND. Thông thường giá để xây dựng một App riêng cho QTDND được các nhà cung cấp công nghệ báo giá dao động từ 150 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng. “Một số đơn vị, tập đoàn lớn như FPT mức giá có thể lên đến 1 triệu USD. Mức này nếu một QTDND thì không thể kham nổi”- bà Thi nhận định.

Đại diện QTDND Đông Sài Gòn thông tin, hiện quỹ này đã bắt đầu xây dựng bước đầu một App riêng để chuyển đổi hình thức giao dịch từ trực tiếp sang trực tuyến. Nhưng khó khăn lớn là thay đổi thói quen của thành viên và chi phí để thay đổi corebanking. Thời gian qua, QTDND Đông Sài Gòn đã có kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co.op Bank), đề xuất chia sẻ corebanking để hỗ trợ các QTDND xây dựng App trực tuyến, nhưng chưa có phản hồi. Vì rất các QTDND mong Co.op Bank xem xét các đề nghị của các quỹ thành viên, từ đó hỗ trợ tích cực hơn giúp các quỹ chuyển đổi số.

Từ phía DN cung cấp các phần mềm và ứng dụng trực tuyến, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc công ty iSEAS cho rằng, nhu cầu của các QTDND đối với việc xây dựng các App trực tuyến là rất lớn. Tuy nhiên, để các quỹ có thể làm được việc này, cần có lộ trình và hỗ trợ tích cực từ Co.op Bank, ngành Ngân hàng các địa phương và các đối tác công nghệ.

Theo ông Tùng, với tiềm lực công nghệ và kết nối như hiện nay, các nhà cung cấp như iSEAS hoàn toàn có thể làm được một App dùng chung cho toàn bộ hệ thống QTDND tại Việt Nam. Trên đó có đầy đủ các tính năng như: kết nối tự động với phần mềm quản lý hoạt động của các quỹ, cung cấp thông tin về lãi suất huy động - cho vay; tra cứu thông tin khoản vay và tiền gửi; thanh toán gốc và lãi; cho phép gửi tiết kiệm online…

Ông Tùng cho rằng, khi xây dựng xong app dùng chung này, các QTDND có thể tham gia đăng ký thành viên, mở tài khoản trên app để tiến hành các giao dịch với khách hàng. App chung sẽ hoạt động như một nền tảng flatform có tính bảo mật cao và chi phí sẽ được chia sẻ theo từng cấp độ tùy theo quy mô và mức độ sử dụng của từng QTDND vì thế sẽ rất tiết kiệm đầu tư ban đầu cho các quỹ. Tuy nhiên, để làm được việc này, đơn vị cung cấp công nghệ cần kết nối với các đầu mối NHTM, các trung gian thanh toán và các địa phương, cơ quan liên quan. Từ đó, hoàn thiện các pháp lý mới có thể làm việc trực tiếp với từng QTDND để phối hợp thực hiện.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data