agribank-vietnam-airlines

Quy định chống phá rừng của EU: Cơ hội để Việt Nam cấu trúc lại các ngành hàng

Hải Yến
Hải Yến  - 
Việt Nam chủ động thích ứng với những thay đối, trong đó có quy định mới của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam cấu trúc lại các ngành hàng liên quan tới rừng và lâm nghiệp như cà phê, cao su su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
aa
EC đánh giá cao Việt Nam trong việc thích ứng quy định chống phá rừng Giá nông sản, đường, cà phê đồng loạt giảm mạnh Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp qua… cà phê
Toàn cảnh Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU.

Theo Bộ NN&PTNT, ngày 29/6/2023, Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về chống mất rừng và suy thoái rừng (gọi tắt là "EUDR") chính thức có hiệu lực. EUDR cấm nhập khẩu sản phẩm được sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng sau ngày 31 tháng 12 năm 2020 trong 7 nhóm hàng nông sản, bao gồm chăn nuôi gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành, gỗ và sản phẩm từ gỗ (gọi tắt là "7 nhóm hàng").

Trong đó, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ là các ngành hàng chủ lực của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi quy định này, đặc biệt là đối với ngành hàng cà phê. Các quy định của EUDR chính thức được thực thi vào ngày 01/1/2025 và sau 24 tháng với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho biết, Việt Nam có khoảng 700.000 ha cà phê, nhưng chỉ có 30.000 ha là thuộc các công ty nhà nước. Trong khi đó, cà phê được trồng không tập trung như cao su, mà chủ yếu nông hộ trồng nên việc truy xuất nguồn gốc rất khó khăn.

Ông Nguyễn Nam Hải cho rằng, phải xác định thời điểm 31/12/2020 có diện tích trồng cà phê trên đất rừng hay không, nếu có thì xử lý thế nào? Việc truy xuất nguồn gốc tại vườn phải có hợp tác công tư (PPP), đặc biệt là sự hỗ trợ của doanh nghiệp, bởi chi phí thực hiện sẽ rất cao.

Ông Đỗ Hoàng An - Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho hay, để thuận lợi trong xuất khẩu cà phê, ca cao vào thị trường EU, các doanh nghiệp đều rất đồng tình với các giải pháp thích ứng Quy định EUDR của các đơn vị của Bộ NN&PTNT đưa ra.

"Các doanh nghiệp sẽ luôn đồng hành, góp phần khẳng định của Việt Nam trong tham gia bảo vệ thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu", ông An khẳng định.

Tuy nhiên, để truy xuất nguồn gốc tại vườn phải áp dụng phương pháp đầu tư công – tư, bởi việc truy nguồn gốc chiếm chi phí rất cao. Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường cần ban hành cơ sở dữ liệu vườn trồng đạt tiêu chuẩn và được EU công nhận, từ đó có cơ sở để triển khai trong thời gian tới.

Theo bà Trần Quỳnh Chi, Giám đốc Khu vực châu Á của chương trình Asia Landscapes thuộc Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH) cho rằng, cần xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu rừng và vùng sản xuất, phân vùng sản xuất theo các cấp độ nguy cơ gây mất rừng, suy thoái rừng và truy xuất nguồn gốc theo quy định của EUDR.

Ngoài ra, cần có giải pháp giảm thiểu rủi ro mất rừng, suy thoái rừng gồm xác định, xử lý các diện tích sản xuất cà phê trên đất mất rừng, suy thoái rừng sau ngày 31/12/2020, tăng cường giám sát, bảo vệ, tái sinh rừng, hỗ trợ mô hình sinh kế nông hộ quy mô nhỏ, đặc biệt ở các khu vực có nguy cơ cao và trung bình.

Bà Trần Quỳnh Chi cho rằng, giảm thiểu rủi ro mất rừng là giải pháp quan trọng. Qua đó sẽ chứng minh sản phẩm cà phê, cao su Việt Nam 100% đáp ứng yêu cầu không gây mất rừng, suy thoái rừng.

Do đó, Việt Nam cần đối thoại với EU để chuyển Việt Nam sang mức rủi ro thấp, từ đó giảm mức độ yêu cầu; giảm mức độ yêu cầu về truy xuất nguồn gốc; đạt được tác động bảo vệ và tái sinh rừng, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Quan hệ và Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, cần phải có sự hợp tác giữa các bên giữa khu vực công và khu vực tư nhân, từ trung ương xuống địa phương cũng như giữa các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và hộ nông dân, HTX cùng với hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

Đồng thời, cần đẩy mạnh truyền thông để các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân hiểu rõ quy định mới về chống phá rừng, suy thoái rừng khi sản xuất, kinh doanh xuất khẩu nông sản, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và người dân trong phối hợp thực hiện.

Theo ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Việt Nam chủ động thích ứng với những thay đối, trong đó có quy định mới của EU về chống phá rừng và suy thoái rừng. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam cấu trúc lại các ngành hàng liên quan tới rừng và lâm nghiệp như cà phê, cao su su, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

"Chống phá rừng và suy thoái rừng không chỉ là quy định của EU mà đây là xu thế của thế giới trong tăng trưởng Xanh, hướng tới nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng minh bạch, trách nhiệm và phát triển bền vững. Việt Nam mong muốn sẽ là đối tác đồng hành cùng EU thực thi EUDR một cách tích cực và hiệu quả", ông Lê Minh Hoan chia sẻ.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data