Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành
Theo đó, tổng cộng lũy kế 5 tháng đầu năm từ 15/12/2021 đến ngày 14/5/2022 đã kiểm tra chuyên ngành và liên ngành 36.320 vụ, tăng 18,42% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng số vụ vi phạm chuyên ngành và liên ngành: 477 vụ, giảm 57,10% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền thu nộp ngân sách là 10.913.544.000 đồng (giảm 55,73% so với cùng kỳ năm trước).
Trị giá hàng hóa tiêu hủy là 14.914.620.000 đồng, tăng 48,24% so với cùng kỳ năm trước; Trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 88 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa chờ tiêu hủy khoảng 14,5 tỷ đồng.
Lực lượng quản lý thị trường TP.HCM đã xử phạt vi phạm hành chính 76 vụ, thu nộp ngân sách 1.694.763.000 đồng, trong đó 1.650.393.000 đồng tiền thu phạt hành chính và 44.370.000 đồng tiền bán hàng hóa tịch thu. Trị giá hàng hóa đã tiêu hủy 2.249.448.000 đồng. Trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 88 tỷ đồng; Trị giá hàng hóa chờ tiêu hủy khoảng 14,5 tỷ đồng. Hiện số quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn tồn phần tiền phạt chưa thi hành: 42 quyết định với tổng số tiền là 2.163.030.000 đồng.
![]() |
Quyết liệt xử lý vi phạm, ông Trương Văn Ba, Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiếp tục thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022 theo tiến độ của kế hoạch, triển khai thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022.
Lực lượng quản lý thị trường TP.HCM chú trọng giám sát kiểm tra các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh..., nhằm ổn định thị trường.
Bên cạnh đó, ngành quản lý thị trường TP.HCM cũng chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương mại điện tử, và các hành vi vi phạm thuộc chức năng, kiểm tra, xử lý của Quản lý thị trường.
“Quản lý thị trường TP.HCM cũng yêu cầu các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận khác”, ông Trương Văn Ba nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo
