agribank-vietnam-airlines

NHCSXH Hà Nội: Tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững

Nhóm PV
Nhóm PV  - 
Ngày 12/3/2015, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị nhằm đánh giá kết quả 12 năm hoạt động và nhiệm vụ đến năm 2020 của NHCSXH chi nhánh TP. Hà Nội. Ông Nguyễn Thế Thảo - Phó Bí thư thành uỷ, Chủ tịch UBND TP đã đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
aa

Chất lượng tín dụng tốt

Báo cáo trước Hội nghị, ông Nguyễn Kim Phung - Giám đốc NHCSXH TP. Hà Nội cho biết, sau hơn 12 năm hoạt động, chi nhánh NHCSXH TP.Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu (cho vay hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn và cho vay giải quyết việc làm) đến nay, chi nhánh đang triển khai thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách, theo dõi và quản lý trên 293 nghìn khách hàng vay vốn. Tổng doanh số cho vay trong 12 năm đạt 14.053 tỷ đồng, doanh số cho vay năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm đạt 1.171 tỷ đồng.

Tổng dư nợ đến 31/12/2014 đạt 4.721 tỷ đồng, tăng 4.388 tỷ đồng, gấp 12,3 lần so với năm 2003, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 25,6%, riêng trong 05 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 12%.

Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,09% năm 2010 xuống còn 1,91% thời điểm cuối năm 2014), đã giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi cơ bản nhận thức từ việc bao cấp cho không, sang vay vốn có hoàn trả, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng vốn.

Nợ quá hạn liên tục giảm, từ mức 3,4% thời điểm nhận bàn giao (đầu năm 2003) xuống còn 0,16% tổng dư nợ vào thời điểm cuối năm 2014. Nhiều món nợ khó đòi, nợ quá hạn nhận bàn giao từ trước đây đã được xử lý thu hồi dứt điểm, đây là minh chứng rất rõ nét khẳng định chất lượng, hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên địa bàn.

Với mạng lưới Phòng giao dịch rộng khắp toàn TP, hệ thống các Điểm giao dịch xã, phường và mô hình vay vốn thông qua các Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập tại các thôn, Tổ dân phố cùng với sự vào cuộc tích cực của hội, đoàn thể cơ sở, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, hoạt động tín dụng chính sách đã thực sự đến gần với nhân dân.

Mô hình “Điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND cấp xã” là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo được tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, tiết giảm chi phí đi lại giao dịch cho người vay.

NHCSXH Hà Nội: Tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu kết luận Hội nghị

Tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn cho NHCSXH

Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của chi nhánh NHCSXH TP trong thực hiện chính sách tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, nhiều vướng mắc cũng đã được chi nhánh phản ánh, kiến nghị với NHCSXH và UBND TP Hà Nội.

Cụ thể, về nguồn vốn cho vay bước đầu cơ bản đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tuy nhiên, đối với hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo và những hộ vay có nhu cầu vốn giải quyết việc làm tại khu vực đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mất đất sản xuất... mức cho vay hiện vẫn thấp so với nhu cầu.

Bởi vậy, chi nhánh kiến nghị UBND TP và NHCSXH tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu của người dân. “Để có nguồn vốn cho vay tạo việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh trong năm cũng như hộ mới thoát nghèo hộ có nhu cầu vốn tổ chức sản xuất kinh doanh tại khu vực đô thị hóa, mất đất sản xuất..., đề nghị UBND TP tiếp tục quan tâm bố trí nguồn vốn từ ngân sách TP bổ sung vốn ủy thác hàng năm sang NHCSXH TP Hà Nội”, ông Nguyễn Kim Phung kiến nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Dương Quyết Thắng - Tổng giám đốc NHCSXH đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội. Tổng giám đốc cũng đánh giá cao các kết quả trong công tác giảm nghèo bền vững mà TP Hà Nội đã đạt được.

Tuy nhiên, việc giảm nghèo vẫn chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao... Bởi vậy, Tổng giám đốc yêu cầu, chi nhánh TP Hà Nội cần tính toán kỹ và có những giải pháp phù hợp, cụ thể làm sao để có đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu vay vốn chính sách của người dân trên địa bàn trong thời gian tới. NHCSXH sẽ tạo điều kiện, cân đối đủ nguồn vốn để bổ sung tối đa cho chi nhánh.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao hoạt động của chi nhánh NHCSXH Hà Nội trong 12 năm qua, góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội TP.

Về nguồn vốn cho vay, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định, TP sẽ cân đối các nguồn để hỗ trợ hiệu quả nhất, uỷ thác sang chi nhánh NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Một số giải pháp như hỗ trợ lãi suất cũng sẽ được TP quan tâm.

Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần nghiên cứu các phương án cho vay, chủ động tư vấn, hướng dẫn người vay cách làm ăn để phát huy hiệu quả đồng vốn...

Trong 12 năm qua, đã có hơn 1,2 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH Hà Nội, trong đó, có 615 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn, mức dư nợ bình quân hiện nay là 18,5 triệu đồng/hộ, góp phần giúp cho trên 160 nghìn hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 430 nghìn lao động, giúp cho trên 138 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để HSSV nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính, xây dựng cải tạo trên 320 nghìn công trình NS&VSMTNT, hỗ trợ xây dựng trên 7.200 ngôi nhà cho hộ nghèo.
Năm 2015, NHCSXH Hà Nội, tăng trưởng tín dụng khoảng 7 - 8% so với năm 2014, phấn đấu duy trì trên 97% số Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm; phấn đấu 100% nợ đến hạn được xử lý kịp thời theo quy trình quy định, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,12%.
Nhóm PV

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39 ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới”. Kế hoạch này nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền địa phương trong công tác tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Quảng Nam tập trung nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội…
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data