agribank-vietnam-airlines

Ngành tôm đối mặt bài toán ô nhiễm môi trường

Hồng Hạnh
Hồng Hạnh  - 
Nghề nuôi tôm ngày một phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng đã tạo nên thách thức lớn đó là bài toán về môi trường. Nếu vấn đề về ô nhiễm và xả thải ra môi trường không được xử lý tốt, thì sẽ trở thành trở ngại rất lớn trong tương lai.
aa
Ngành tôm đối mặt với nhiều thách thức Ngành tôm nâng tầm chuỗi giá trị Nghìn tỷ đầu tư vào đồng ruộng, vuông tôm
Nuôi tôm muốn bền vững thì phải thân thiện với môi trường, đầu tư hệ thống thủy lợi, xử lý nước.
Nuôi tôm muốn bền vững thì phải thân thiện với môi trường, đầu tư hệ thống thủy lợi, xử lý nước.

Chiều 21/7/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức "Diễn đàn trực tuyến kết nối sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm nước lợ Việt Nam”.

Nuôi tôm gây áp lực đến môi trường

Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước có 374 cơ sở chuyên và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu tôm sang hơn 100 thị trường, với công suất trên 1,7 triệu tấn nguyên liệu/năm.

Tôm được nuôi tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam trung Bộ (Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu), các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang).

6 tháng đầu năm 2023, diện tích thả nuôi tôm nước lợ của cả nước đạt 656.000 ha, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó diện tích tôm sú 605.000ha, tôm thẻ chân trắng 51.000ha. Sản lượng tôm nước lợ của cả nước đạt 467.000 tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Bạc Liêu là một trong số 3 địa phương có diện tích và sản lượng nuôi tôm đứng đầu cả nước (diện tích hơn 140.000 ha). Hàng năm Bạc Liêu đóng góp từ 20 - 21% tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm của Bạc Liêu cũng như cả nước nói chung ngày một phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng đã tạo nên thách thức lớn đó là bài toán về môi trường.

"Nếu chúng ta tiếp tục chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà vấn đề về ô nhiễm và xả thải ra môi trường không được xử lý tốt, thì sẽ trở thành trở ngại rất lớn trong tương lai", ông Phạm Văn Thiều chia sẻ.

Theo ông Đặng Văn Ngọc - Giám đốc Hợp tác xã 30 Tháng 4 (Bạc Liêu), trước đây nuôi tôm rất dễ vì môi trường sạch nhưng từ khi có phong trào nuôi tôm siêu thâm canh với việc thay nước nhiều, cho tôm ăn nhiều, mật độ nuôi cao đã gây ra áp lực lớn đến môi trường nuôi, nhất là chất thải.

Ông Ngọc cho hay, trước kia cho tôm ăn chỉ 100kg, nay cho ăn 1 tấn mà tôm chỉ hấp thụ 40%, còn lại 60% thải ra môi trường. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy chế biến, sơ chế tôm không xử lý tốt chất thải, nước thải rồi đổ ra môi trường, người dân trong khu vực phải gánh chịu.

Theo ông Nguyễn Văn Hữu - Phó phòng Nuôi trồng Thủy sản (Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, người dân nuôi tôm sử dụng thức ăn thừa, thuốc, hóa chất, nước thải. Hiện hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản còn thiếu, chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp là hạn chế và thách thức lớn đối với ngành tôm hiện nay, ảnh hưởng đến giá trị ngành tôm.

Ngoài ra, ông Ngô Thế Anh - Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện ngành tôm đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu và hạn - mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long biến động khó lường, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Đầu tư hệ thống thủy lợi, xử lý nước

TS. Nguyễn Thanh Tùng - Viện trưởng Viện nghiên cứu thủy sản 2, diện tích nuôi tôm tại một số tỉnh phát triển mạnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và Bến Tre đang tăng mạnh. Tuy nhiên, nguồn nước phát triển nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu lấy từ kênh rạch đang bị ảnh hưởng nhiều bởi ô nhiễm, nhiều vi khuẩn vượt ngưỡng cho phép. Nếu không xử lý tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với người nuôi tôm.

Theo ông Phạm Văn Thiều, môi trường là yếu tố sống còn trong ngành tôm. Thời gian qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành nhiều văn bản nhằm quản lý với quan điểm không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành công nghiệp tôm phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

PGS-TS Nguyễn Phú Quỳnh - Phó viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho hay, hiện trạng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống kênh thiếu đồng bộ, lộn xộn, manh mún. Nếu giữ nguyên tình trạng này để xây dựng vùng nuôi hiệu quả, bền vững là không thể được.

Ông Quỳnh cho rằng, muốn nuôi tôm thâm canh hiệu quả thì người nông dân phải hợp tác cùng nhau, xây dựng lại đồng ruộng với đầy đủ công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng khép kín. Vì nuôi tôm ở vùng ven biển nên rất cần các hầm trữ nước ngọt cho vùng nuôi ở Cà Mau, Bạc Liêu.

Theo TS Nguyễn Thanh Tùng, nuôi tôm muốn bền vững thì phải thân thiện với môi trường, đầu tư hệ thống thủy lợi, xử lý nước. Nhưng làm theo cách này thì phải tốn nhiều chi phí cần được đầu tư, hỗ trợ về vốn.

Ông Ngô Thế Anh cho rằng muốn nuôi tôm bền vững cấn áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất như tiết kiệm nước và nhiên liệu, thân thiện môi trường, hướng tới không sử dụng kháng sinh trong sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, nuôi có chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của thị trường; nuôi theo hướng giảm thiểu phát thải nhà kính, giảm sử dụng vật liệu nhựa.

Đồng thời đa dạng hóa các phương thức nuôi theo điều kiện từng vùng và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển nuôi tôm ở các vùng bị nhiễm mặn, vùng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi địa phương.

Theo ông Ngô Thế Anh, đối với các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ cần ưu tiên phát triển nuôi tôm sú sinh thái ở rừng ngập mặn, nuôi hữu cơ, nuôi tôm - lúa. Áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất tôm nuôi tại các vùng nuôi quảng canh.

Hồng Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data