Ngành Ngân hàng tỉnh Hòa Bình: Kiến tạo sức bền nông thôn mới
![]() | Agribank Hải Dương: Chung sức xây dựng nông thôn mới |
![]() | Hà Nội: Hơn 39.772 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới |
![]() | Nam Đàn: Thổi bùng sức sống nông thôn mới |
Với 79% người dân sống chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, lại đặt trong quần thể của một tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng, địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, đối mặt với mưa lũ hàng năm, những năm qua, phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong đường hướng phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình.
Hòa cùng với những định hướng chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với kinh tế hàng hóa, hệ thống các TCTD đã đẩy mạnh tín dụng, mang cơ hội đến từng phân khúc khách hàng để ngay cả những người nghèo, đối tượng yếu thế cũng không bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển.
![]() |
Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình), nơi đồng bào Thái sinh sống, giữa núi non trập trùng với những mái nhà sàn yên bình |
Điểm sáng vùng Tây Bắc
Với những người dân thành phố Hòa Bình, ngày 8/3/2019 trở thành một điểm mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế với sự kiện thành phố là đơn vị cấp huyện đầu tiên của các tỉnh Tây Bắc cũng như của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Song ít ai ngờ rằng 8 năm trước khi khởi đầu phong trào xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của thành phố chỉ đạt 15,8 triệu đồng/người/năm 2011. Dù là tỉnh lỵ của Hòa Bình nhưng thành phố Hòa Bình lại có đến 75% địa hình là đồi núi với 134.047 người thuộc các dân tộc anh em như Kinh, Mường, Dao, Thái, Tày…
Phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân trở thành điểm mấu chốt tạo nên các giá trị nền tảng cho việc xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là 7 xã thuần nông. Bài toán chuyển hóa lợi thế kinh tế vùng thành hiệu quả kinh tế đã được tính toán và đưa ra phương án giải quyết, với việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tạo ra sản phẩm lợi thế vùng, như: dự án chăn nuôi bò, dự án phát triển sản xuất rau màu, trồng ổi, nhãn, cây ăn quả có múi, nuôi cá lồng vùng lòng hồ…
Cái khó nhất là nguồn vốn đầu tư, khi tích lũy dân cư thấp, suất đầu tư chuyên canh cao đã được các chương trình tín dụng chính sách và thương mại đan xen nhau tạo thành những tầng nấc tín dụng hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, giúp họ làm quen với cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa, từng bước vượt qua khó khăn, thiếu thốn để phát triển kinh tế, ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hạn chế tình trạng tín dụng đen, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2018, dư nợ các chương trình tín dụng chính sách thực hiện đạt 2.931 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối 2017, trong đó dư nợ cho vay tập trung vào một số chương trình: cho vay hộ nghèo đạt 919 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo đạt 519 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 174 tỷ đồng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường đạt 405 tỷ đồng; cho vay hộ kinh doanh tại vùng khó khăn đạt 437 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đạt 125 tỷ đồng.
Với sự trợ giúp tích cực của NHCSXH chi nhánh tỉnh Hòa Bình, từ những nguồn vốn ý nghĩa trên đã giúp cho 38.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, phục vụ đời sống; tạo việc làm mới cho 3.063 lao động, giúp cho 207 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; xây dựng mới, sửa chữa được 9.820 công trình nước sạch, 9.485 công trình vệ sinh tại vùng nông thôn; xây dựng mới 1.054 căn nhà cho hộ nghèo; hàng nghìn hộ dân tại vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh…
Riêng đối với thành phố Hòa Bình, tính đến hết năm 2018, dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 10.482 tỷ đồng, trong đó 4.193 tỷ đồng là cho vay nông nghiệp nông thôn. Những vòng quay tín dụng liên tục từ chính sách đến thương mại tiếp tục hỗ trợ cho các hộ gia đình mở rộng sản xuất kinh doanh, và ngày càng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng phù hợp, hướng đến những chuỗi giá trị gia tăng cao hơn đã tạo nên bước tiến dài trong xây dựng nông thôn mới.
Từ cuối 2018, thành phố đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới với 100% xã của thành phố Hòa Bình không còn nhà tạm dột nát, trong đó có 91,96% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định; 98,5% cư dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy định; 91% lao động khu vực nông thôn có việc làm và thu nhập ổn định, thu nhập bình quân khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố đạt 39 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,05%. Đây là tiền đề để thành phố Hòa Bình hướng tới mục tiêu mới trở thành đô thị loại 2 trong tương lai gần.
![]() |
Mô hình chăn nuôi bò thịt của HTX nông nghiệp xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình) đem lại hiệu quả kinh tế cao |
Nối gần đường đến mục tiêu
Những gam màu sáng trong bức tranh nông thôn mới nói riêng và nông nghiệp, nông thôn nói chung cũng đang ngày càng lan rộng trên địa bàn tỉnh với sự chủ động của ngành Ngân hàng Hòa Bình. “Từ việc xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực cần tập trung ưu tiên đầu tư vốn, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tiền tệ, hoạt động ngân hàng của Ngành luôn gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến xây dựng nông thôn mới hàng năm và cả giai đoạn của tỉnh”, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Xưởng cho biết.
Đặc biệt là sau khi có Nghị định 55 của Chính phủ cùng Thông tư 10/2015/TT-NHNN của NHNN Việt Nam, Chi nhánh NHNN tỉnh Hòa Bình đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành riêng Chỉ thị số 19/CT-UBND về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với sự tham gia của tất cả các TCTD trên địa bàn chứ không chỉ đặt lên vai chi nhánh Agribank và NHCSXH.
NHNN chi nhánh đã chỉ đạo tăng cường công tác huy động vốn, ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương mở rộng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện đối với khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là tín dụng phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.
Kết quả sau gần 4 năm triển khai Nghị định 55 và xây dựng nông thôn mới, dư nợ tín dụng của ngành Ngân hàng Hòa Bình đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đạt được mức tăng trưởng khá. Tính đến 31/12/2018, dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt 13.050 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62%/tổng dư nợ, trong đó, dư nợ nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 chiếm trên 40%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn (mức tăng trưởng tín dụng bình quân qua các năm đạt 17,3%). Dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đạt 2.009 triệu đồng. Nợ xấu lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được kiểm soát ở mức thấp hơn so với các lĩnh vực khác và luôn ở mức dưới 3%/tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh Hoà Bình đã tham gia chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ đối với xã Tân Sơn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đồng thời phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương trong tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa bàn được phân công. Trong đợt mưa lũ xảy ra vào cuối tháng 8/2018, NHNN chi nhánh đã phối hợp với Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào tỉnh Hòa Bình bị thiệt hại theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Các ngân hàng, TCTD thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn.
Những thành quả của ngành Ngân hàng trên địa bàn góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đến hết tháng 3/2019, toàn tỉnh có 63 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 30% tổng số xã. Trên cơ sở tỉnh giao 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019 thì có 14 xã có khả năng hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn trong quý II/2019. Đối với mục tiêu có một đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đến nay, thành phố Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2018. Hiện huyện Lương Sơn cũng đang hoàn thành nốt tiêu chí cuối cùng để có thể đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2019.
Để hỗ trợ Hòa Bình phát triển nông nghiệp nông thôn, hoàn thành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Văn Xưởng cho biết, NHNN tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, TCTD trên địa bàn đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác huy động vốn, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, chú trọng cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu tại địa phương. Trong đó ưu tiên, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp sạch và các địa bàn xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách ưu đãi về lãi suất, kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt giúp cho khách hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp; Tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách ưu đãi về lãi suất, kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt giúp khách hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.
Tin liên quan
Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Quảng Nam nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới
