Ngành Ngân hàng Nghệ An: Đẩy mạnh chuyển đổi số và TTKDTM
Giám đốc NHNN Chi nhánh Nghệ An Nguyễn Thị Thu Thu chia sẻ, nhận thức được tính cấp bách và vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động và phát triển của mình, thời gian qua ngành Ngân hàng Nghệ An đã không ngừng nỗ lực triển khai việc thực hiện công tác này trên địa bàn.
Chi nhánh NHNN Nghệ An đã đổi mới hoạt động quản lý theo hướng hiện đại, ứng dụng và khai thác hiệu quả công nghệ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của ngành và địa phương đề ra. Cụ thể như dịch vụ công được nâng cấp lên mức độ cao hơn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia; Các hồ sơ công việc được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng; Chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ được ký số, gửi qua hệ thống công nghệ thông tin; Hoạt động kiểm tra, giám sát đang được thực hiện song song qua môi trường số.
![]() |
Các ngân hàng trên địa bàn chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM |
Về phía các TCTD, với tiêu chí tiếp cận “Chuyển đổi số để tăng tốc và phát triển bền vững”, nhiều ngân hàng xem chuyển đổi số và việc phát triển mô hình, hoạt động ngân hàng số là mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các TCTD trên địa bàn bước đầu đã hình thành được hệ sinh thái số; Các nghiệp vụ thanh toán về cơ bản được số hóa hoàn toàn, hệ thống thanh toán đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, áp dụng công nghệ QR, NFC, eKyc trong hoạt động thanh toán mở tài khoản thẻ từ xa; Các công nghệ như AI/ML, Bigdat, Cloaid-computing… được ứng dụng trong các dịch vụ, quy trình nghiệp vụ; Kết nối, mở rộng hệ sinh thái cung ứng dịch vụ qua API, Open banking. Cụ thể: TPbank với Livebank phục vụ khách hàng 24/7, 05 phút mở tải khoản, nhanh gấp 05 lần giao dịch tại quầy hay như Techcombank với F@st Mobile, Techcombank Mobile 100% miễn phí và online, 01 phút thao tác TK dùng ngay, không giới hạn mọi chi tiêu qua thẻ, hay như Vpbank với Vpbank Neo 100% miễn phí và online, 05 phút mở tài khoản số đẹp, 03 phút mở khoản vay…. Từ đó giảm chi phí hoạt động, tăng doanh thu, mở rộng tệp khách hàng của ngân hàng. Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt trên 76%
Việc triển khai chuyển đổi số của các NHTM đã giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các NHTM đã xây dựng các ứng dụng ngân hàng số trong đó tích hợp các tiện ích, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng. Chỉ cần vài thao tác đơn giản cài đặt ứng dụng ngân hàng số vào điện thoại thông minh, khách hàng có thể trải nghiệm hàng loạt các dịch vụ như: mở và quản lý tài khoản, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, vay trực tuyến, thanh toán QR code, nạp tiền điện thoại, đặt mua vé tàu, xe, máy bay, vé xem phim, phòng khách sạn, đi chợ online, thanh toán hóa đơn điện nước hay thanh toán thuế. Ngoài ra, ứng dụng của một số NHTM còn có tính năng mua bảo hiểm, liên kết tài khoản thanh toán ví điện tử. Với nhiều tính năng như vậy, khách hàng có thể thực hiện nhiều giao dịch chỉ với một lần truy cập ứng dụng.
Đẩy mạnh TTKDTM
Kết quả đạt được từ chuyển đổi số là động lực mạnh mẽ góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các ngân hàng trên địa bàn chú trọng đầu tư, nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM, nhất là thanh toán điện tử nhằm nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của xã hội và thích ứng với hội nhập kinh tế quốc tế. Mạng lưới ATM, POS được phủ sóng đến các huyện, thị trấn trong tỉnh. Trong những năm gần đây, thẻ thanh toán cũng được các ngân hàng quan tâm và ngày càng nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, các giao dịch thanh toán điện tử như thanh toán trực tuyến qua mạng, các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking có xu hướng tăng trưởng mạnh.
Thực hiện Đề án của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành các Kế hoạch, cũng như các văn bản chỉ đạo kịp thời đẩy nhanh quá trình triển khai, thực hiện Đề án 06. Sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN Chi nhánh và sự vào cuộc mạnh mẽ của các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn đã góp phần đưa Nghệ An trở thành một trong những tỉnh đứng đầu về kết quả triển khai Đề án 06.
NHNN Nghệ An và các đơn vị trong ngành Ngân hàng tỉnh đã quán triệt và triển khai đầy đủ các nội dung Nghị định 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ đến công chức, viên chức và người lao động. Tiến hành rà soát và sửa đổi các thủ tục hành chính và quy trình ISO khi giải quyết thủ tục hành chính công, cắt giảm các giấy tờ thông tin trùng lắp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Không yêu cầu người dân xác nhận chứng minh nhân dân khi người dân sử dụng thẻ CCCD đề thay thế khi giải quyết các giao dịch hành chính, dân sự. Một số ngân hàng như BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank… đã hoàn thành triển khai thử nghiệm giải pháp xác thực người dân qua thẻ căn cước công dân gắn chíp trong một số nghiệp vụ của ngân hàng thương mại như xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch; Xác thực, định danh khách hàng từ xa qua mạng Internet (eKYC) để mở tài khoản, thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử, ngân hàng số; Xác thực, định danh khách hàng giao dịch tại ATM, thay thế thẻ ATM do ngân hàng phát hành…
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An về việc đẩy mạnh thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt, NHNN chi nhánh Nghệ An đã chỉ đạo các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn tiếp cận, cung ứng dịch vụ thanh toán đến học sinh, phụ huynh học sinh, đảm bảo hoàn thành việc cấp thẻ ngân hàng cho học sinh hoặc phụ huynh học sinh trước ngày 30/4/2023; kế hoạch 100% các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt từ tháng 5/2023.
Đặc biệt, mặc dù là tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp, số đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo nhiều, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của ngành Ngân hàng, Nghệ An đã được là tỉnh điểm của cả nước trong việc hoàn thành việc cấp tài khoản an sinh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với 100.172/100.172 tài khoản ngân hàng được cấp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, NHNN Nghệ An cũng đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các TCTD, Chi nhánh TCTD trên địa bàn đưa ra nhiều giải pháp đẩy mạnh TTKDTM trên địa bàn, trong đó chú trọng thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công như thanh toán phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí viện phí, chi trả an sinh xã hội trên địa bàn; Cung cấp các giải pháp không dùng tiền mặt liên quan đến thanh toán phí và lệ phí dịch vụ hành chính công trên cổng dịch vụ công hệ thống một cửa điện tử của tỉnh kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
Không chỉ đóng vai trò là trung gian tài chính, ngành Ngân hàng Nghệ An còn không ngừng phát triển các dịch vụ ngân hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, trong đó nổi bật là dịch vụ thanh toán và các dịch vụ liên quan hoạt động ngoại hối. Thông qua hoạt động dịch vụ thanh toán, với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo nhanh - chính xác - an toàn nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn thuận lợi, nhanh chóng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; phục vụ tốt cho quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế phát triển, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Giám đốc NHNN Chi nhánh Nghệ An Nguyễn Thị Thu Thu cho biết, thời gian tới, ngành Ngân hàng Nghệ An xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành, nhằm phục vụ ngày một tốt hơn cho nền kinh tế của tỉnh và khu vực Bắc miền Trung.
Đồng thời ngành Ngân hàng Nghệ An tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm; tăng cường huy động vốn và mở rộng đầu tư tín dụng một cách an toàn, hiệu quả; tiếp tục xử lý, thu hồi nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng... Mục tiêu của ngành Ngân hàng Nghệ An trong năm 2023 là tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN và UBND tỉnh. Cùng với đó, triển khai các giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, trong đó tập trung tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Các TCTD trên địa bàn cũng tiếp tục cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên và hỗ trợ thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, góp phần hạn chế tín dụng đen; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Tin liên quan
Tin khác

Bảo hiểm Agribank quyết tâm chuyển đổi số, hướng đến số hóa dịch vụ bảo hiểm

Sacombank hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số cho thế hệ trẻ

Tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Chatbot - “Trợ thủ đắc lực” trong cuộc đua nâng tầm trải nghiệm khách hàng ngân hàng

Agribank tiên phong chuyển đổi số, sẵn sàng cho những bứt phá

Cách nào VPBank xây dựng ngân hàng số, không chi nhánh, phục vụ hàng triệu khách hàng

Techcombank nâng cao hiệu suất của lập trình viên hơn 30% nhờ AWS

Sacombank và Microsoft Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược về AI và dữ liệu, định hình tương lai ngân hàng số

Ứng dụng AI nâng cao hiệu quả sáng tạo nội dung số
