agribank-vietnam-airlines

Ngăn chặn hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Quỳnh Trang
Quỳnh Trang  - 
Chuyên gia kinh tế - TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cơ quan quản lý đã không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và đa dạng, phong phú của sàn thương mại điện tử, khiến tạo ra những kẽ hở để từ đó gian thương lợi dụng thực hiện những hành vi phi pháp.
aa

“Biến tướng” hàng giả, hàng nhái

Giữa lúc nhiều ngành nghề đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thì thương mại điện tử (TMĐT) đã thực sự “lên ngôi” trong thời gian gần đây. Tổ chức Visa vừa công bố báo cáo cho biết ghi nhận số lượng người dùng mua sắm trực tuyến ở mức kỷ lục, với trung bình 30 triệu lượt mua hàng trực tuyến tại Việt Nam mỗi ngày. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển ngày càng mạnh mẽ, thì hiện tượng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên các sàn TMĐT cũng đang là quan ngại lớn.

Đơn cử như mới đây, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và Cục Quản lý thị trường Hà Nội đồng loạt kiểm tra 5 địa điểm bán hàng và kho chứa hàng của 2 website kinh doanh hàng hiệu là menshop79.com và Menshopfashion.com đã phát hiện, thu giữ gần 2.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton, Hermes, Versace, Burberry… Thông tin từ Cục TMĐT và Kinh tế số cũng cho thấy, trong thời gian diễn ra cách ly xã hội do dịch Covid-19, lực lượng chức năng qua kiểm tra đã yêu cầu các sàn TMĐT như: Sendo.vn, Shopee.vn, Chotot.com, Lazada.vn, Tiki.vn... xử lý khoảng 16.200 gian hàng và 32.880 sản phẩm vi phạm kinh doanh trên môi trường mạng.

ngan chan hang gia tren san thuong mai dien tu
Cần siết chặt các biện pháp quản lý hơn nữa để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT

Theo khảo sát trên các sàn TMĐT, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn được rao bán tràn lan. Đơn cử như chỉ cần nhập từ khóa tìm kiếm “túi hiệu LV giá rẻ” trên một số sàn TMĐT, nhanh chóng sẽ có hàng trăm kết quả tìm kiếm, với mức giá chỉ từ vài trăm nghìn đồng cho một chiếu túi “hiệu”, trong khi mức giá thật của hãng có thể lên tới vài chục triệu đồng.

Theo LS. Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát với các biện pháp giãn cách xã hội thì phương thức mua bán hàng hóa trên các sàn điện tử online luôn là sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, cũng vì thế mà ngày càng có nhiều trường hợp “biến tướng” về kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đúng nguồn gốc… trong hoạt động TMĐT.

Và người chịu hậu quả đầu tiên chính là khách hàng khi bỏ tiền mua nhưng lại không được sử dụng sản phẩm đạt chất lượng, gây ảnh hưởng đến kinh tế, thậm chí là sức khỏe. Mặt khác, các mặt hàng không đủ chất lượng, không qua kiểm định, hàng giả, hàng nhái sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính và có thể gây thất thoát về thuế.

Theo ông Cường, hàng kém chất lượng xuất hiện ở cả những trung tâm mua sắm, trên thị trường truyền thống. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện nhiều trên sàn TMĐT là do khâu quản lý thị trường chưa thực sự nghiêm túc và hiệu quả. Vì vậy, rất cần có những biện pháp để siết chặt việc đăng ký bán hàng qua sàn TMĐT.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cơ quan quản lý đã không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và đa dạng, phong phú của sàn TMĐT, khiến tạo ra những kẽ hở để từ đó gian thương lợi dụng thực hiện những hành vi phi pháp.

“TMĐT phát triển rất nhanh mà quy định về quản lý loại hình này chưa đi vào nề nếp, vì thế khó để đảm bảo bình đẳng giữa người mua người bán” - ông Thịnh cho biết.

Cần siết chặt quản lý

Theo LS. Đặng Văn Cường, việc quản lý chất lượng sản phẩm bán trên các sàn TMĐT có vai trò và trách nhiệm lớn của chính sàn giao dịch đó, thông qua việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân kinh doanh có sản phẩm hàng hóa nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Ngoài ra, các website TMĐT bán hàng nhất thiết phải công bố những thông tin tối thiểu trên trang chủ website như tên và địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác. Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website TMĐT bán hàng, cần phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, sàn TMĐT cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người mua hàng trên sàn của doanh nghiệp khi khách hàng mua hàng không đúng chủng loại, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cũng theo ông Cường, để quản lý và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT, Cục Quản lý thị trường cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tăng cường kiểm tra định kỳ, thường xuyên đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh qua mạng xã hội… Đồng thời, có phương án đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin đồng bộ với các công nghệ sử dụng trong hoạt động TMĐT trên thị trường hiện tại; cũng như thực hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hoạt động TMĐT; Tăng thêm các cơ chế chính sách quản lý hoạt động TMĐT để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các ngành trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra, xử lý giải quyết các vấn để liên quan đến hoạt động TMĐT.

TS. Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, còn rất cần sự chung tay của các cơ quan liên quan như cơ quan thuế, hải quan để có thể tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, hướng tới mục tiêu phát triển về TMĐT trong tương lai.

Theo LS. Đặng Văn Cường, trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức có hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thì có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng theo quy định tại khoản 5 điều 82 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quỳnh Trang

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data