agribank-vietnam-airlines

Nắng hạn gây thiệt hại nặng nề

Giao Long
Giao Long  - 
Những tháng qua, thời tiết có diễn biến thất thường gây thiệt hại nặng nề đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên. Trong đó, Gia Lai là một trong những địa phương bị thiệt ảnh hưởng nặng, hàng ngàn hecta cây trồng của người dân bị thiệt hại.
aa

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, những tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh Gia Lai có gần 2.270ha cây trồng bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó, diện tích thiệt hại do hạn hán gây ra đối với vụ Đông Xuân năm 2020-2021 là gần 444ha. Tính đến nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp vụ mùa năm 2021 bị thiệt hại 1.826ha.

Thiên tai đã gây thiệt hại đối với cây trồng trên diện rộng và diễn ra tại nhiều địa phương của tỉnh Gia Lai. Trong đó, từ đầu năm 2021 đến nay, nắng hạn làm cho nhiều diện tích cây trồng trên địa bàn thiếu nước tưới, khô héo; thậm chí nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng.

Đơn cử, tại huyện Krông Pa (Gia Lai) nắng hạn làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Pa, hiện hơn 16.257ha cây trồng trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi hạn hán, ước tính thiệt hại sơ bộ hơn 120 tỷ đồng.

nang han gay thiet hai nang ne
Hàng ngàn hecta cây trồng bị tàn lụi bởi nắng hạn kéo dài

Vụ mùa 2021, huyện Krông Pa gieo trồng được 36.909ha cây trồng các loại, đạt 100% kế hoạch. Tuy nhiên, từ tháng 5/2021 đến nay, nắng nóng làm hơn 16.257ha cây trồng ở các xã, thị trấn bị thiệt hại. Trong đó, hơn 12.134ha thiệt hại trên 70%, 4.127,2ha thiệt hại 30-70%, chủ yếu là các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, sắn trồng mới, lúa nước, rau màu các loại và một số cây công nghiệp.

Trước tình hình nhiều diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do nắng hạn, hiện UBND huyện Krông Pa đã có văn bản đề nghị các cấp, ngành hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Tương tự, tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Điển hình như huyện K’Bang (Gia Lai), nắng hạn kéo dài khiến nhiều diện tích mía trên địa bàn huyện K’bang bị khô héo, chậm phát triển.

Theo ngành nông nghiệp địa phương, huyện K’bang có khoảng 9.500ha mía. Tính đến ngày 21/8/2021, trên địa bàn có hơn 500ha mía bị thiệt hại 30-70% bởi nắng hạn kéo dài, tập trung ở các xã như Kông Lơng Khơng, Kông Pla, Đak Hlơ, Nghĩa An, Lơ Ku. Chưa kể, nắng hạn cũng làm thiệt hại hơn 232ha ngô lai; khoảng 309,4ha đậu các loại; hơn 169ha sắn với nhiều mức độ khác nhau.

Với diễn biến cực đoan của thời tiết như hiện nay, người trồng mía tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai đang đối diện với nguy cơ thất thu, thậm chí là mất trắng. Theo người dân địa phương, nắng hạn kéo dài khiến cả mía tơ lẫn mía lưu gốc đều không lớn nổi. Nhiều khóm mía cháy vàng. Nếu giờ có mưa xuống thì cũng không hồi phục được vì cây đã kiệt sức.

“Tôi đầu tư hơn 50 triệu đồng để trồng mới 1,5ha mía. Nhờ mấy cơn mưa đầu mùa nên kịp bón phân đợt 1. Thế nhưng, hơn 2 tháng nay, nắng nóng kéo dài, không thể bón phân đợt 2 nên mía phát triển rất chậm. Từ khi trồng đến nay gần 8 tháng mà cây mía thấp lè tè, chưa ra lóng. Cứ tình hình này thì chỉ cắt bỏ làm thức ăn cho bò...”, chị Lê Thị Thanh, xã Đak Hlơ chia sẻ.

Theo UBND xã Đak Hlơ (huyện K’Bang) mía chiếm hơn 50% diện tích cây trồng của xã. Vào thời điểm này của những năm trước, cây mía cao 1,5-2m. Tuy nhiên năm nay, nhiều diện tích mía bị tàn lụi bởi nắng hạn kéo dài. Trước tình hình đó, một số hộ dân đã cày phá trên 13ha mía, chờ mưa để trồng hoa màu...

Thực tế, hạn hán kéo dài đã tác động tiêu cực đến tất cả các loại cây trồng của bà con nông dân tại nhiều địa phương của tỉnh Gia Lai. Riêng cây mía có hàng trăm héc ta bị ảnh hưởng. Nếu tiếp tục nắng nóng thì diện tích mía thiệt hại sẽ còn tăng lên. Hiện chính quyền các địa phương bị ảnh hưởng bởi nắng hạn đang tiến hành rà soát và hướng dẫn người dân kê khai diện tích cây trồng bị thiệt hại do nắng hạn. Trên cơ sở xác định mức độ thiệt hại, chính quyền lập các thủ tục, hồ sơ trình cấp trên có hướng hỗ trợ người dân...

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, từ tháng 4 đến giữa tháng 6/2021, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Gia Lai thiếu hụt khoảng 50% so với trung bình nhiều năm. Trong tháng 7 và 8/2021, dù xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới nhưng lượng mưa trên địa bàn vẫn thiếu hụt so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, người dân cần theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết, nhất là bản tin dự báo hạn trong vòng 10 ngày để chủ động sản xuất đạt kết quả cao nhất.

Dự báo từ nay đến cuối năm 2021 còn khoảng 10 đến 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông. Trong đó, có khoảng 2-3 cơn ảnh hưởng đến tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên và khả năng xuất hiện nhiều đợt lũ. Do vậy, các địa phương cần chủ động chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, lực lượng với phương châm “4 tại chỗ” để kịp thời ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Giao Long

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data