hoa-sen-home-mb

Mức độ lạc quan của các CEO Châu Á - Thái Bình Dương đạt mức cao nhất trong 10 năm qua

Thanh Trúc
Thanh Trúc  - 
Theo PwC, 76% CEO kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Mức độ lạc quan tương đối khác nhau giữa các nước Châu Á - Thái Bình Dương - tích cực nhất là Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Singapore.
aa
muc do lac quan cua cac ceo chau a thai binh duong dat muc cao nhat trong 10 nam qua
Ảnh minh họa

Kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu cải thiện

Theo kết quả khảo sát của PwC, các CEO Châu Á - Thái Bình Dương đang phải tiếp tục đối mặt với những sức ép gây ra bởi đại dịch COVID-19 và những khó khăn chung trên thị trường như lạm phát gia tăng, gián đoạn chuỗi cung ứng và cuộc ‘đại khủng hoảng lao động' (The Great Resignation).

Bất chấp hàng loạt những thách thức, các CEO trong khu vực tham gia khảo sát vẫn thể hiện mức độ lạc quan cao nhất trong mười năm qua về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm tới. 76% kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ được cải thiện, trong khi chỉ 17% cho rằng tình hình sẽ tiếp tục xấu đi.

Mức độ lạc quan này tăng nhẹ so với năm ngoái (ở mức 73%) và đã tăng đáng kể so với năm 2020, năm ghi nhận gần một nửa (48%) CEO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dự đoán nền kinh tế sẽ suy yếu. Đây là một trong những phát hiện quan trọng của Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 25 của PwC, với sự tham gia của 4,446 CEO toàn cầu đến từ 89 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 1,618 CEO thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khảo sát diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2021.

Mức độ lạc quan đang có xu hướng tăng cao ở hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương – trong đó, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Singapore là các nước có mức lạc quan cao nhất, với khoảng 90% CEO kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu trong năm tiếp theo.

Niềm tin vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã nâng cao mức độ lạc quan của các CEO Châu Á - Thái Bình Dương dành cho doanh nghiệp của họ: 50% CEO ‘rất tự tin’ hoặc ‘cực kỳ tự tin’ vào triển vọng tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng tới.

Ông Nguyễn Lương Hiền, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn chiến lược /Tư vấn thương vụ tại PwC Việt Nam cho biết: “Mức độ lạc quan cao của các CEO cho thấy sức mạnh và khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, cũng như khả năng kiểm soát của các CEO trước tình hình bất ổn. Tại Việt Nam, chính sách “Chung sống an toàn với COVID-19” đã tạo ra một chiến dịch tiêm chủng thần tốc, cho phép đất nước tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại vào cuối năm 2021.

Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở lại mức 6% - 6,5%, một phần là do sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, tạo đà cho sự phục hồi kinh tế sau đại dịch thông qua việc hình thành một thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á.”

muc do lac quan cua cac ceo chau a thai binh duong dat muc cao nhat trong 10 nam qua

Rủi ro về y tế, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu

Các CEO đang rất lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng họ cũng nhận thức rõ được các mối đe dọa tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong 12 tháng tới.

Các CEO Châu Á - Thái Bình Dương (58%) cho rằng rủi ro y tế, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu, cao hơn 10% so với các CEO toàn cầu (các CEO toàn cầu lại coi rủi ro an ninh mạng là điều cấp bách nhất). Đồng thời, những vấn đề không kém phần quan trọng đối với các CEO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể kể đến: rủi ro an ninh mạng (44%) và biến động kinh tế vĩ mô (43%).

Ở Việt Nam, các rủi ro về y tế, sức khỏe cũng là một vấn đề đáng lo ngại đối với các CEO. Sự xuất hiện của biến thể Omicron được cho là có khả năng lây nhiễm nhanh chóng đã khiến cộng đồng doanh nghiệp thêm lo lắng về đại dịch.

Bên cạnh đó, rủi ro an ninh mạng, đặc biệt là rủi ro từ bên thứ ba thường khó nhận ra bởi sự phức tạp của các mối quan hệ kinh doanh giữa các công ty và mạng lưới các nhà cung cấp của họ, đang đặt ra các mối đe dọa cho nhiều doanh nghiệp và tổ chức.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam, nhận xét: “Báo cáo đầu tiên dành cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương này đặc biệt nhấn mạnh những thách thức mà các nhà điều hành cấp cao trong khu vực đang phải đối mặt. Việc sử dụng các yếu tố kinh tế cơ bản để tạo tăng trưởng kinh doanh vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu.

Để đạt được đà tăng trưởng bền vững về môi trường và xã hội, Việt Nam cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và cả cộng đồng xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần xây dựng lòng tin giữa các bên nhằm tạo nên kết quả bền vững cho tất cả mọi người. Đây là cũng là một phần trong chiến lược của PwC - “Hệ Cân bằng Mới”.

Phát triển xanh đang trên đà tăng trưởng

Các CEO Châu Á - Thái Bình Dương đang đi trước các CEO toàn cầu về các cam kết phát thải ròng bằng 0 và trung hòa carbon: khoảng 60-69% CEO trong khu vực đã hoặc đang tiến tới thực hiện các cam kết trên – con số này cao hơn khoảng 9-13% so với mức được ghi nhận của các CEO toàn cầu.

Ngoài những CEO đã thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0, số lượng các CEO Châu Á - Thái Bình Dương đã có các phương pháp tiếp cận được đánh giá và phê chuẩn một cách độc lập cũng cao hơn 11% so với các CEO toàn cầu (77% so với 66%). Tỷ lệ các CEO Châu Á - Thái Bình Dương đã đưa các mục tiêu phát thải này vào chiến lược doanh nghiệp cũng cao hơn (43% so với 37% các CEO toàn cầu).

Mặc dù biến đổi khí hậu, các kết quả phi tài chính cũng như ESG đang ngày càng được coi trọng hơn nhưng chiến lược doanh nghiệp vẫn chủ yếu được xây dựng dựa trên các chỉ số kinh doanh như sự hài lòng của khách hàng/ nhân viên và các mục tiêu tự động hóa/ số hóa.

Các mục tiêu liên quan đến phát thải khí nhà kính (GHG), cân bằng giới tính và đa dạng sắc tộc ít được nhắc đến hơn: chỉ 19% các CEO Châu Á - Thái Bình Dương thêm các mục tiêu kể trên vào kế hoạch lương thưởng hàng năm hoặc dài hạn của công ty.

Thanh Trúc

Tin liên quan

Tin khác

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Bà Giang Bảo Châu, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam chia sẻ: PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam có thể trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể dẫn dắt sự thay đổi và kiến tạo ngành thuế minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Báo cáo về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã làm rõ những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia. Từ việc thu hẹp ưu đãi thuế đến chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển (R&D), dự thảo không chỉ phản ánh xu hướng cải cách thuế quốc tế mà còn đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?
Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Đa số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các mục tiêu được khoa học xác thực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi xanh.
Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Báo cáo "Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025" cho thấy, ba yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.
Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường đang chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ “khủng”, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Ngày 14/2, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 174/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 28 Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC với chủ đề “Không ngừng đổi mới”, 1.520 CEO trong khu vực tham gia khảo sát đã thể hiện sự tự tin về nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng doanh thu và tính khả thi lâu dài của doanh nghiệp. Một số đã gặt hái được lợi ích từ AI và các hành động về khí hậu. Mặc dù đã có những bước tiến trong chuyển đổi kinh doanh, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và sáng tạo.
Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội

PwC Việt Nam tổ chức Hack A Day 2024 với chủ đề 'Bảo mật danh tính'

PwC Việt Nam vừa phối hợp với PwC Hồng Kông và các quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Ma Cao, Singapore, Indonesia và Malaysia, đã tổ chức thành công sự kiện Hack A Day 2024 với chủ đề “Bảo mật danh tính” (Securing Identity). Sự kiện bao gồm cuộc thi Capture-the-Flag (CTF) dành cho sinh viên các trường đại học và hội thảo về chuyên đề An ninh mạng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data