agribank-vietnam-airlines

Lời giải nào cho bài toán chất thải rắn?

 - 
Việc đổ chất thải rắn bừa bãi của các DN khai thác, chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp diễn ra từ lâu. Đa số các DN ở địa phương này đều đưa ra lời giải thích cho việc làm vi phạm pháp luật của mình là do không có nơi đổ thải tập trung.
aa

Chất thải, tiện đâu đổ đấy

Huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) được mệnh danh là “thủ phủ” của nhiều loại khoáng sản như đá vôi, đá xây dựng, quặng thiếc... Việc khai thác các khoáng sản này diễn ra từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên, do khai thác ồ ạt nên đã và đang gây ra nhiều hệ lụy. Trong đó, vấn đề giải quyết nguồn chất thải rắn phát sinh từ quá trình khai thác, chế biến đang đặt ra nhiều bức xúc...


Bùn thải từ chế biến đá trắng được phơi khô trước khi đưa đi đổ trộm

Từ TP. Vinh, ngược theo quốc lộ 48 lên khu vực xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp. Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là hàng chục xưởng cưa xẻ đá trắng mọc lên san sát. Xóm Đồng Cạn nơi tập trung nhiều xưởng chế biến đá nhất, có thể kể đến các xưởng có quy mô lớn như xưởng của Công ty An Sơn, Hoàng Gia...

Điều dễ dàng nhận thấy khi vào khu chế biến đá này là hình ảnh những mảnh đá lớn nhỏ bị các xưởng xẻ thải ra được đổ ngổn ngang khắp nơi chất thành từng đống cao. Chị Lê Thị Thắm, ở xã Đồng Hợp phản ánh: Gần chục năm trở lại đây các xưởng cưa xẻ đá đã mọc lên như nấm.

Xưởng mọc lên nhiều, đến mỗi ngày có hàng trăm, hàng nghìn khối đá được chế biến, cưa xẻ ở đây. Tất cả đá thải, bùn thải đều được đổ bừa bãi khắp nơi khiến cho người dân hết sức bức xúc.

Hầu hết, các cơ sở chế biến đá thường đổ thải không đúng nơi quy định, tiện đâu đổ đó. Thậm chí, đổ trộm vào cả đất đai canh tác của người dân, đổ xuống ao, hồ, khe suối, cạnh đường quốc lộ... Nguồn thải chính của các xưởng chế biến đá là những mảnh vụn đá phát sinh trong quá trình cưa xẻ và nước bùn thải từ mùn cưa đá.

Trong đó, vụn đá được các chủ xưởng chở bằng xe tải tìm các địa điểm tùy ý để đổ, còn bùn thải thì cho chảy trực tiếp ra khe suối hoặc cho vào hồ lắng lại để bùn đá khô rồi múc lên và đưa đi đổ. Tuy nhiên, dù là “xử lý” bằng phương pháp nào thì các chủ xưởng đều đổ chất thải lung tung, không có một nơi tập trung nhất định.

Những đống chất thải rắn có màu trắng của đá vôi được đổ ven đường quốc lộ 48 từ xã Tam Hợp đến Đồng Hợp là hình ảnh rất dễ bắt gặp. Ngoài ra, trên quốc lộ 48C đoạn từ xã Tam Hợp đến Thọ Hợp đến đầu thị trấn Quỳ Hợp, cũng có vô số những đống chất thải là đá vụn hay bùn đá khô được đổ bừa bãi hai bên đường.
Thậm chí, có nơi còn tràn ra cả mép đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tham gia giao thông, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đất sản xuất của người dân xung quanh.

Tương tự, ngược theo tỉnh lộ 532 vào “thủ phủ” quặng thiếc là xã Châu Hồng, Châu Tiến... cảnh tượng chất thải rắn đổ tràn lan khắp nơi từ vườn tược, ruộng lúa đến ao hồ và cạnh tuyến đường tỉnh lộ này khiến cho cả một vùng quê trở nên ngổn ngang, hoang tàn. Khu vực bãi thải cũ ở Piếng Tỏ trước đây là nơi tập trung hàng vạn khối đất đá thải, nhất là bùn thải phát sinh trong quá trình khai thác và sơ tuyển quặng thiếc.

Những nguồn thải này là tác nhân gây ra bao hệ lụy cho cuộc sống người dân các bản Poòng, bản Na Hiêng, bản Công của xã Châu Hồng. Trời mưa to là đất đá, bùn thải, nước thải tràn ngập xóm làng, nhà cửa của người dân…

Do thiếu quy hoạch?

Việc đổ chất thải rắn bừa bãi của các DN khai thác, chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp diễn ra từ lâu. Đa số các DN ở địa phương này đều đưa ra lời giải thích cho việc làm vi phạm pháp luật của mình là do không có nơi đổ thải tập trung. Giám đốc Công ty Hoàng Gia, đóng tại cụm chế biến đá Đồng Cạn, xã Đồng Hợp nói, đã chế biến khoáng sản là phải có phát sinh chất thải. DN không có chỗ đổ thải thì phải tự tìm nơi để đổ. Cái này là lỗi của chính quyền khi không quy hoạch nơi đổ thải tập trung cho chúng tôi!

Về phía chính quyền ông Hoàng Quang Tiệp, Chủ tịch UBND xã Châu Tiến khá lúng túng khi PV đề cập vấn đề này. Ông Tiệp cho biết, quả thực là từ trước đến nay chúng tôi chỉ chú trọng đến vấn đề kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép chứ chưa nghĩ đến vấn đề khai thác rồi đổ chất thải ở đâu. Sắp tới xã sẽ tiến hành kiểm tra những DN đổ thải bừa bãi, đồng thời kiến nghị cấp trên xử lý.

Trong khi đó, ở cấp huyện cũng chưa có biện pháp xử lý rốt ráo vấn đề này. Ông Vi Thanh Tường, Phó chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp thừa nhận, việc quy hoạch nơi xử lý chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn Quỳ Hợp là một vấn đề “nóng” và đang làm đau đầu lãnh đạo huyện. Hầu hết, các DN ở đây đều đang xử lý theo kiểu tự phát khi chưa có khu quy hoạch đổ thải tập trung.

Vừa qua, chúng tôi đã chọn được một địa điểm khá rộng ở gần cụm công nghiệp nhỏ Thung Khuộc để quy hoạch làm nơi đổ thải tập trung nhưng đang vướng một số vấn đề như giải phóng mặt bằng nên chưa triển khai được…

Hiện, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp có 6 cụm công nghiệp nhỏ và chế biến khoáng sản cùng hàng trăm cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản đang hoạt động. Tuy nhiên, việc quản lý vấn đề môi trường tại địa phương này đang bị buông lỏng, trong đó có sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của lãnh đạo địa phương.

Nếu không có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời e rằng trong tương lai không xa sẽ gây ra những hậu quả khôn lường về vấn đề môi trường là vô cùng nặng nề.

Nghệ An hiện có 113 vùng mỏ lớn, 171 điểm quặng, khoáng sản giàu về trữ lượng, đứng đầu là quặng thiếc chiếm 30% tổng trữ lượng toàn quốc. Toàn tỉnh có khoảng trên 300 giấy phép khai thác mỏ. Tuy nhiên, công tác quản lý khoáng sản và các hoạt động khoáng sản còn nhiều tồn tại ở các khâu đánh giá trữ lượng, cấp phép, quản lý sau cấp phép, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được cấp phép. Đặc biệt, là vấn đề xử lý môi trường tại các cơ sở khai thác, chế biến đang bị buông lỏng quản lý…

Bài và ảnh Đình Tiệp

thoibaonganhang.vn

Tin liên quan

Tin khác

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Phá sập đường dây mua bán tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Thị Kim Oanh (sinh năm 1985, thường trú TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đào Trọng Quân (sinh năm 1992, thường trú tỉnh Thái Bình) về các hành vi mua bán tài khoản ngân hàng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.

Dự thảo Luật Kế toán sửa đổi: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Dự thảo Luật Kế toán đã sửa đổi nhiều quy định quan trọng góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; đảm bảo sự nhất quán và phù hợp với các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, vấn còn một số nội dung cần bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế.

Luật Quản lý thuế sửa đổi: Tránh tăng thêm trách nhiệm và chi phí cho doanh nghiệp và cá nhân

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp nội dung chứng khoán, kế toán, kiểm toán độc lập và luật quản lý thuế trong dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức là về quản lý thuế. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng nhiều quy định quản lý thuế gây khó trong thực thi, thậm chí không khả thi, tạo gánh nặng cho DN và người dân.

NHNN Phú Yên tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Mới đây, NHNN chi nhánh Phú Yên phối hợp với Công an tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phòng chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng năm 2024.

Đồng Nai: Tăng cường giải pháp ngăn ngừa tín dụng đen

Tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành địa phương chủ động phối hợp với hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng độ phủ của tín dụng vi mô nhằm hạn chế tình trạng người dân có nhu cầu vay vốn chính đáng không tiếp cận được các kênh tín dụng chính thức phải tìm đến tín dụng đen.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Cần định hình được vị thế và chiến lược riêng của Việt Nam

Góp ý vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo, các chuyên gia chỉ ra Ban soạn thảo chưa thể hiện rõ tầm nhìn của việc tại sao lại cần ban hành Luật CNCNS, đồng thời chưa có các chính sách chiến lược và hiệu quả để thu hút đầu tư với lĩnh vực này.

Luật công nghiệp công nghệ số: Cần quy định rõ ràng, hợp lý, thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo

Tham luận Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Công nghiệp công nghệ số do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia cho rằng một số quy định còn chưa được rõ ràng, thiếu hợp lý trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến các vấn đề và khó khăn cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị kế hoạch tuân thủ.

Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường?

Ngày 11/7, tại hội thảo góp phần hoàn thiện Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp đều cho rằng việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không đủ để giải quyết thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam, nhưng lại làm giảm khả năng tiếp cận sản phẩm có đường đối với một số đối tượng, giảm việc làm và thu nhập của nhiều người dân và các DN trong hệ sinh thái sản xuất.

Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không

Thông tin từ Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy (Cục Hải quan Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá chuyên án ma túy từ Đức về Việt Nam. Chuyên án HP524 do Cục chủ trì xác lập, phối hợp với PC 04-Công an TP Hà Nội, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội đã thu giữ 179 kg ma túy tổng hợp MDMA, lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data