Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại sau suy thoái kỹ thuật
Tiền lương thực tế tại Nhật Bản giảm tháng thứ 12 liên tiếp Giá bán buôn của Nhật Bản tăng 5,8% trong tháng 4 |
Cụ thể, dữ liệu của Văn phòng Nội các Nhật Bản cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản tăng 1,6% so với cùng kỳ trong quý I/2023, mức tăng trưởng mạnh nhất trong ba quý gần nhất, sau đợt suy thoái kỹ thuật vào cuối năm ngoái. Mức tăng trưởng của quý I cũng vượt quá ước tính tăng trưởng 0,8% của các chuyên gia phân tích.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tiêu dùng phục hồi tốt hơn mong đợi và hoạt động của doanh nghiệp là động lực chính đằng sau sự tăng trưởng của quý I.
“Với nhu cầu trong nước quay trở lại và tình trạng thiếu lao động, các công ty không thể kinh doanh mà không đầu tư. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp có thể sẽ không thay đổi trong thời gian ngắn”, chuyên gia kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Itochu, Atsushi Takeda nói.
Dữ liệu mạnh hơn dự kiến là chỉ báo tốt cho sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và có thể giúp Thủ tướng Fumio Kishida có nhiều thời gian hơn để xem xét một cuộc thăm dò bầu cử sớm.
Ông Kishida sẽ tiếp đón các nhà lãnh đạo của Nhóm G7 tại Hiroshima vào tuần này và một hội nghị thượng đỉnh thành công có thể giúp tăng tỷ lệ ủng hộ ông.
Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn dự kiến bất chấp suy thoái toàn cầu cũng có thể mang lại một số thuận lợi cho BOJ khi Thống đốc mới nhậm chức Kazuo Ueda có điều kiện để cân nhắc đến tính bền vững của tăng trưởng trong tương quan giữa nền kinh tế, tiền lương và giá cả.
Nhiều nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế đang mong đợi ông Ueda sẽ điều chỉnh chính sách trước khi cuộc đánh giá thực hiện vào tháng Tư cho kết quả.
Một kết quả tốt hơn mong đợi có khả năng duy trì suy đoán rằng BOJ có thể bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ sau một thập kỷ nới lỏng manh mẽ. Những đồn đoán như vậy vẫn tồn tại ngay cả khi ông Ueda liên tục nói rằng BOJ vẫn chưa dự đoán được kịch bản của lạm phát và nó có thể sẽ được neo trên mục tiêu 2% và do đó, họ sẽ cần tiếp tục nới lỏng chính sách.
Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phải đối mặt với cả những trở lực khi họ cố gắng để phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Đầu tháng này, Chính phủ Nhật Bản đã hạ mức và phân loại dịch Covid-19 xuống ngang hàng với bệnh cúm mùa.
Ở trong nước, tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ hơn và các biện pháp giảm giá bổ sung của Chính phủ đang hỗ trợ tiêu dùng. Nhưng vẫn còn phải xem liệu tiền lương có thể theo kịp tốc độ lạm phát - một vấn đề cho đến nay vẫn đang gây khó khăn hơn dự kiến cho các nhà điều hành.
Trước đó, rủi ro giảm phát chủ yếu xuất phát từ những lo ngại về suy giảm kinh tế toàn cầu trong bối cảnh lãi suất được đẩy lên cao hơn để hạ nhiệt lạm phát. Nhu cầu ở nước ngoài yếu hơn có thể sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu từ Nhật Bản và không khuyến khích các công ty đầu tư vốn. Dữ liệu vừa được công bố cho thấy thương mại ròng đã kéo theo mức tăng trưởng của quý trước nhiều hơn so với ước tính.
Nền kinh tế Nhật Bản đang tăng trưởng và thu hẹp xen kẽ với quá trình phục hồi sau đại dịch. Kể từ đầu năm 2021, nền kinh tế Nhật Bản đã suy giảm 5 lần trong 9 quý.
Mặc dù lạm phát vẫn duy trì trên mục tiêu 2% của BOJ, nhưng ông Ueda dự đoán nó sẽ giảm xuống dưới mức này vào cuối năm tài chính khi chi phí năng lượng và hàng hóa giảm dần.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn
