agribank-vietnam-airlines

HoSE: Tăng cường giám sát hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết

Trần Hương
Trần Hương  - 
Năm 2024, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) sẽ tiếp tục tăng cường công tác xem xét chặt chẽ các hồ sơ niêm yết, giám sát hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết, giám sát việc tuân thủ các quy định trong giao dịch; phổ biến, cập nhật các quy định/thông lệ tốt về quản trị công ty đến các công ty niêm yết, hướng đến phát triển bền vững.
aa

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam dù trải qua một năm 2023 nhiều thách thức, nhưng đã có sự phát triển đúng theo định hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề ra ngay từ đầu năm là tập trung phát triển sâu về chất lượng, ổn định và minh bạch.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), cho biết, năm 2023, mặc dù trong bối cảnh chung vẫn còn nhiều thách thức, HoSE vẫn luôn xác định vai trò cốt yếu của mình trong quản lý và tổ chức hoạt động giao dịch chứng khoán.

HoSE: Tăng cường giám sát hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết

VN-Index tại ngày 30/11/2023 đạt 1.094,13 điểm, tăng 8,64% so với cuối năm 2022. Tính đến hết tháng 11/2023, có 395 mã cổ phiếu (04 cổ phiếu niêm yết mới), 17 mã chứng chỉ quỹ (trong đó có 14 mã ETF-03 ETF mới) và 237 mã chứng quyền có bảo đảm (CW) được chính thức niêm yết và giao dịch trên HoSE. Tổng khối lượng chứng khoán niêm yết đạt gần 152,2 tỷ chứng khoán, tương ứng với giá trị chứng khoán niêm yết đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng lần lượt 5,89% và 4,98% về khối lượng và giá trị so với với cuối năm 2022.

Còn về khối lượng và giá trị giao dịch bình quân lần lượt đạt gần 777,8 triệu chứng khoán/phiên, tương đương 15.183 tỷ đồng/phiên, tăng 14,7% về khối lượng, nhưng giảm 13,1% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn hóa thị trường cổ phiếu trên HoSE tại ngày 30/11/2023 đạt 4,41 triệu tỷ đồng, tăng 9,74% so với cuối năm 2022 (4,02 triệu tỷ đồng). Hoạt động minh bạch và công bố thông tin từng bước được cải thiện, trong 10 tháng đầu năm 2023 số công ty niêm yết vi phạm công bố thông tin giảm 25,6% so với cùng kỳ năm trước.

Về hoạt động giám sát giao dịch, HoSE cũng đã phát hiện kịp thời nhiều trường hợp vi phạm và đã báo cáo lên UBCKNN. Bên cạnh đó, Sở cũng đã và đang phối hợp với UBCKNN, VSDC và VNX trong việc giám sát, ngăn chặn giao dịch của người nội bộ và người có liên quan, đảm bảo minh bạch thị trường, và điển hình là việc hủy giao dịch cổ phiếu LDG của Chủ tịch công ty này vào ngày 15/08 do không thực hiện công bố thông tin theo quy định.

Thông tin về những giải pháp để thúc đẩy nâng cao chất lượng của doanh nghiệp niêm yết trong năm qua, bà Nguyễn Thị Việt Hà cho biết, Sở đã tập trung nhiều hơn công tác xem xét chặt chẽ hồ sơ đăng ký niêm yết, tập trung rà soát hồ sơ, đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật khi tăng vốn, thực hiện công bố thông tin và quản trị công ty nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa niêm yết, tính công khai và minh bạch của thị trường.

Đồng thời, thực hiện kiểm tra, hậu kiểm các thông tin được doanh nghiệp niêm yết công bố nhằm kịp thời phát hiện các sai sót và vi phạm. Rà soát, kiểm tra tổng thể nghĩa vụ công bố thông tin, quản trị công ty, việc tổ chức đại hội đồng cổ đông và các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính.

Ngoài ra, HoSE cũng tổ chức các hội thảo, buổi tập huấn các quy định pháp luật liên quan đến TTCK đối với các doanh nghiệp niêm yết cũng như các sự kiện nâng cao nhận thức về phát triển bền vững, quản trị công ty. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức để đào tạo, nâng cao hơn nữa năng lực cho đội ngũ chuyên viên quản lý và thẩm định niêm yết về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến kế toán, tài chính doanh nghiệp.

HoSE cũng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát công ty niêm yết và công tác xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết, đào tạo nội bộ, giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ kế toán kiểm toán đối với các tổ chức niêm yết; Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng báo cáo về môi trường và xã hội của các công ty niêm yết thông qua giải thưởng Báo cáo Phát triển bền vững trong khuôn khổ Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết. Song song với đó, HoSE cũng phối hợp với UBCKNN và Deloitte tổ chức buổi chia sẻ kiến thức về kỹ năng rà soát các khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính...

Nhằm hỗ trợ các tổ chức niêm yết nhận thức rõ vai trò và cải thiện hơn nữa về hoạt động minh bạch thông tin và quản trị công ty, Sở đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng các tổ chức niêm yết trong việc hướng dẫn, tập huấn DNNY trong việc thực thi các quy định về quản trị công ty, hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế. HoSE kỳ vọng, các tổ chức niêm yết đưa vai trò của quản trị công ty và phát triển bền vững vào tầm nhìn và chiến lược phát triển dài hạn, qua đó nâng cao giá trị doanh nghiệp, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư.

Theo thông tư mới nhất số 69 của Bộ Tài chính, chậm nhất đến hết năm 2025 sẽ hoàn thành việc chuyển toàn bộ cổ phiếu từ sàn HNX sang sang HoSE, và và chậm nhất năm 2026, toàn bộ cổ phiếu trên UPCoM cũng sẽ được chuyển về HoSE. Thông tin về sự chuẩn bị để tiếp quản này, bà Hà cho biết, ngay từ khi Thông tư 57/2021/TT-BTC ngày 12/07/2021 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 20/07/2021, HoSE đã và đang có sự chuẩn bị để thực hiện tiếp quản các cổ phiếu đang niêm yết và đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo lộ trình được quy định trong Thông tư 57...

Khuyến nghị cho nhà đầu tư trong năm 2024, bà Nguyễn Thị Việt Hà cho rằng, hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, những diễn biến trên TTCK Việt Nam không chỉ chịu tác động bởi những thông tin trong nước mà còn chịu tác động bởi những thông tin về kinh tế, tài chính trên thế giới, và trong bối cảnh tình hình còn nhiều khó khăn, trong năm 2024, HoSE sẽ tiếp tục tăng cường công tác xem xét chặt chẽ các hồ sơ niêm yết, giám sát hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết, giám sát việc tuân thủ các quy định trong giao dịch; phổ biến, cập nhật các quy định/thông lệ tốt về quản trị công ty đến các công ty niêm yết, hướng đến phát triển bền vững.

“Chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý cấp trên trong việc triển khai các giải pháp cũng như chính sách mới để phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Đối với các nhà đầu tư, cần thận trọng trong việc tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các thông tin mạo danh HoSE; tìm hiểu kỹ các thông tin về các tổ chức niêm yết trước khi ra quyết định đầu tư; cũng như trang bị những kỹ năng và kiến thức cần có trước khi quyết định tham gia TTCK Việt Nam”, bà Hà trao đổi trong Talk show Phố Tài Chính trên VTV8.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Theo ông Trần Minh Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) nhà đầu tư bình tĩnh tìm kiếm cơ hội khi thị trường biến động mạnh.
TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Trong tháng 3/2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng trưởng, đạt 1.956.134 tài khoản tại thời điểm cuối tháng, tăng 1,98% so với cuối tháng 2/2025.
Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Theo nhận định của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) sự sụt giảm của thị trường trong ngày 3 và 4/4 chỉ là tác động tâm lý ngắn hạn. Với xu hướng tăng trưởng dài hạn và nhiều yếu tố tích cực nội tại, thị trường có cơ hội điều tiết để lấy lại cân bằng.
VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index khép lại tuần giao dịch đầy biến động tại mức 1.210,67 điểm, giảm 106,79 điểm (tương đương 8,11%) so với tuần trước, sau khi trải qua phiên giảm kỷ lục 87,88 điểm vào ngày 03/04/2025 và hồi phục mạnh hơn 52 điểm từ đáy trong phiên cuối tuần.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data