hoa-sen-home-mb

Giá thép dần hạ nhiệt

B.N
B.N  - 
Từ đầu tuần này, các nhà sản xuất thép lần lượt thông báo giảm giá bán từ vài trăm nghìn đến một triệu đồng/tấn tùy loại.
aa

Công ty thép Hòa Phát thông báo giảm khoảng 810.000-819.000 đồng/tấn giá thép cuộn CB240 so với ngày giao dịch trước đó 5/6, về mức 17,2-17,25 triệu đồng/tấn trên toàn quốc.

Trong khi đó, giá thép D10 CB300 có giá 17,05-17,31 triệu đồng/tấn, giảm 500.000-510.000 đồng/tấn. Đến nay, giá bán các loại thép của thương hiệu này vẫn được duy trì ổn định.

gia thep dan ha nhiet
Ảnh minh họa

Tương tự, thép Tung Ho và Việt Ý cũng giảm khoảng 500.000-800.000 đồng/tấn giá bán các loại thép, chỉ còn 17,31 triệu đồng/tấn thép cuộn và 16,85-17,05 triệu đồng/tấn thép thanh.

So với mức đỉnh cách đây gần một tháng, hiện mỗi tấn thép cuộn đã giảm hơn 1 triệu đồng, còn thép thanh cũng hạ khoảng 500.000-800.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao gấp 1,5 lần thời điểm quý III/2020.

Xu hướng hạ nhiệt của giá thép trong nước xuất hiện ngay sau khi giá thép giao kỳ hạn đến tháng 10 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ hôm 7-8/6, xuống mức 4.979 Nhân dân tệ/tấn, tức gần 17,9 triệu đồng/tấn. Thực tế, giá thép tại Trung Quốc đã trượt dốc từ tuần trước do nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu chậm lại.

Những ngày gần đây, giá các nguyên liệu như quặng sắt, phôi, than cốc... vốn chiếm 70-80% giá thành sản xuất thép, cũng đang giảm dần.

Giá quặng sắt kỳ hạn chuẩn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) đã giảm 3 phiên liên tiếp về mức thấp nhất từ đầu tháng 6, trong khi hợp đồng quặng sắt giao tháng 7 tại thị trường Singapore cũng còn 190 USD/tấn, giảm 2%.

Thời gian qua, trong bối cảnh giá thép liên tục leo thang, Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai họp bàn và đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp.

Mới đây nhất, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã có ý kiến báo cáo Chính phủ về vấn đề này và đưa ra một số kiến nghị để bình ổn giá thép.

Đồng thời, bộ cũng đề nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) rà soát các vấn đề nguyên liệu đầu vào, tiết giảm chi phí, tăng nguồn cung, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng mà trong nước đang có nhu cầu.

Trong khi đó, VSA cũng có công văn khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hợp tác, phối hợp nguồn nguyên liệu và thép thô cho thị trường trong nước, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, phân phối nội địa với chi phí tiết giảm.

Hiện Hiệp hội cũng đang khảo sát năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp thành viên để đánh giá đúng thực trạng ngành, qua đó tham vấn ý kiến cho các cơ quan quản lý cải thiện cơ chế chính sách nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

B.N

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Giá vàng thế giới tuần tới: Ổn định ở 3.050 USD/oz hay rơi tự do?

Sau đợt lao dốc trong tuần, giới đầu tư hiện đang đặt câu hỏi lớn rằng, liệu vàng có thể tìm điểm tựa ổn định quanh 3.050 USD/oz, hay áp lực bán tháo sẽ kéo kim loại quý này rơi tự do về ngưỡng thấp hơn? Các chuyên gia chia rẽ quan điểm, người kỳ vọng phục hồi, kẻ lo ngại điều chỉnh sâu, khiến tuần tới trở thành tâm điểm chú ý của thị trường kim loại quý này.

Triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Sáng 4/4: Giá vàng thế giới giảm do hoạt động chốt lời

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư chốt lời và bán vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác.
Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Điểm đến mua sắm vạn trải nghiệm - Lời giải cho thị trường bán lẻ thế hệ mới

Trước sự thay đổi của thị trường, các trung tâm thương mại (TTTM) và khu phố thương mại (KPTM) ngày càng khẳng định vai trò tiên phong, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xu hướng bán lẻ hiện đại tập trung vào các tổ hợp quy mô lớn, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và sự kiện, thu hút lượng khách ổn định. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data