agribank-vietnam-airlines

Đáp ứng các tiêu chí để thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm 2025

Trần Hương
Trần Hương  - 
Ngày 05/02/2025, tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã diễn ra buổi Lễ đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu xuân. Đây là hoạt động truyền thống diễn ra hàng năm vào ngày đầu xuân năm mới âm lịch, thể hiện mong muốn và niềm tin thị trường chứng khoán sẽ gặt hái nhiều thành công trong năm mới.
aa

Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Việt Hà – Quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2024, mặc dù tình hình kinh tế thế giới còn nhiều yếu tố chưa ổn định, tuy nhiên dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam đã vượt mức kế hoạch. Nhờ đó, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2024 tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt và tăng trưởng. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2024, chỉ số VN-Index đạt 1.266,78 điểm, tăng 12,11% so với năm 2023, đứng thứ ba trong khu vực sau thị trường Singapore và Malaysia. Thanh khoản thị trường cổ phiếu Việt Nam đạt 18.685 tỷ đồng/ngày, tăng 22,4% so với năm 2023, xếp ở vị trí thứ 3 trong khu vực sau thị trường Thái Lan và Singapore. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu trên HOSE đạt khoảng 5,21 triệu tỷ đồng, tăng 14,3% so với cuối năm trước.

Năm 2025 là cột mốc đánh dấu 25 năm hoạt động của HOSE và thị trường chứng khoán Việt Nam. Đứng trước vân hội mới của TTCK Việt Nam, HOSE tiếp tục kế thừa, và phát huy kết quả đã đạt được, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ giải pháp, trong đó có mục tiêu đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành, nhằm có thêm các sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường, sẵn sàng cho việc nâng hạng TTCK.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của UBCKNN, các Sở Giao dịch chứng khoán, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, thành viên thị trường và công chúng đầu tư đã chung sức, đồng lòng cùng với cơ quan quản lý góp phần giúp TTCK hoạt động an toàn, ổn định, minh bạch, hiệu quả trong năm 2024.

Nhận định về năm mới, Thứ trưởng khẳng định, năm 2025 là một năm với nhiều những dấu mốc quan trọng của đất nước, là năm bản lề kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Với những thay đổi và quyết sách quan trọng của Đảng, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, Chính phủ cũng đang xây dựng và triển khai các giải pháp để phấn đấu đưa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 ở mức cao hơn kế hoạch đề ra, tạo tiền để cho mục tiêu tăng trưởng GDP 02 con số trong giai đoạn 2026 – 2030.

Để thực hiện được các mục tiêu đó, Thứ trưởng chỉ đạo ngành Chứng khoán cần nỗ lực hơn nữa, tập trung triển khai các giải pháp mạnh mẽ để thị trường tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, khẳng định và phát huy vai trò là kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng và chủ yếu của nền kinh tế. Thứ nhất, chủ động hoàn thiện khung pháp lý, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sửa đổi; triển khai các giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030, thực hiện cải cách các thủ tục hành chính tạo điều kiện tối đa theo quy định pháp luật cho các tổ chức niêm yết và đăng ký giao dịch, huy động vốn, hoạt động của các định chế tài chính trung gian và nhà đầu tư.

Thứ hai, đảm bảo TTCK vận hành ổn định, an toàn, liên tục, thông suốt, sớm đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động để triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, tăng chất lượng thị trường.

Thứ ba, đáp ứng các điều kiện và tiêu chí để TTCK Việt Nam được nâng hạng lên trường mới nổi trong năm 2025, tạo bước tiến mới cho TTCK, mang lại lợi ích cho các bên tham gia thị trường, gia tăng dòng vốn ngoại vào TTCK Việt Nam.

Thứ tư, đẩy mạnh tính tuân thủ pháp luật, tiếp tục tăng cường công tác giám sát và giữ vững trật tự, kỷ cương, kỷ luật thị trường; xử lý nghiêm các sai phạm, trục lợi thao túng, đảm bảo TTCK hoạt động ngày càng minh bạch và lành mạnh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên thị trường.

Thứ năm, tăng cường tìm kiếm, thúc đẩy các doanh nghiệp có chất lượng và tiềm năng lên niêm yết theo đúng quy định, mở rộng thị trường, tạo hàng hóa chất lượng cao trên TTCK.

Cũng tại lễ đánh cồng, thay mặt ngành Chứng khoán, bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bộ Tài chính đã quan tâm động viên, chỉ đạo sát sao; đồng thời cam kết nỗ lực, quyết tâm cao nhất để triển khai hiệu quả các giải pháp, kế hoạch hành động đã đề ra, thực hiện các giải pháp nhằm đạt mục tiêu đặt ra, đảm bảo TTCK vận hành thông suốt, hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết chân chính huy động tốt trên TTCK, sớm hoàn thành mục tiêu nâng hạng TTCK./.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Ngày 9/4, thị trường chứng khoán mở phiên với VN-Index tiếp tục tạo gap giảm 59 điểm theo quán tính. Chỉ số chung sau đó tăng mạnh lấp ngay gap giảm khi có tin tức về lịch đàm phán thuế quan với Mỹ.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Ngày 8/4, VN-Index mở phiên tiếp tục quán tính giảm mạnh 26 điểm. Lực cung nhanh chóng dâng cao khi áp lực call margin và bán giải chấp lớn xuất hiện vào khung giờ xử lý từ 10 giờ sáng. Hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều chìm trong sắc đỏ hoặc giảm sàn.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Theo ông Trần Minh Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) nhà đầu tư bình tĩnh tìm kiếm cơ hội khi thị trường biến động mạnh.
TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Trong tháng 3/2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng trưởng, đạt 1.956.134 tài khoản tại thời điểm cuối tháng, tăng 1,98% so với cuối tháng 2/2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data