agribank-vietnam-airlines

Cổ phiếu ngành thép: Hoa nở... chóng tàn?

Trần Hương
Trần Hương  - 
Ngành thép Việt Nam từ lâu đã được xem là một trong những trụ cột của nền kinh tế công nghiệp. Nhưng hiện tại, nhóm ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức và biến động lớn. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ cổ phiếu ngành thép đang cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ và tỷ lệ sinh lời kém khả quan.
aa
Quý “buồn” của ngành thép Khủng hoảng ngành thép Trung Quốc đang lan rộng ra toàn cầu
Những diễn biến trên thị trường thép nội địa và quốc tế, cùng với các yếu tố ảnh hưởng như giá nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ và chính sách thương mại đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành. Các chuyên gia chứng khoán nhận định, trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng về dài hạn vẫn có những tia hy vọng nếu các yếu tố thuận lợi quay trở lại.
Giá thép trong nước gặp bất lợi
Giá thép trong nước đang chịu áp lực giảm (Ảnh Internet)

Theo báo cáo ngành thép quý II/2024, sản lượng tiêu thụ nội địa đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Các phân khúc như thép xây dựng, tôn mạ, và ống thép đều ghi nhận sự phục hồi. Đặc biệt, thép xây dựng - một sản phẩm chủ chốt trong ngành - đạt 3,8 triệu tấn tiêu thụ nội địa, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, bất chấp sự hồi phục về sản lượng, giá bán thép lại đang chịu áp lực giảm khi các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt với việc thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào, khiến việc duy trì biên lợi nhuận trở nên thách thức. Đặc biệt, thị trường bất động sản - vốn chiếm hơn 50% nhu cầu thép, tiếp tục suy yếu không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác, gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu.

Các chuyên gia chứng khoán đều đồng thuận rằng, trong ngắn hạn, ngành thép sẽ gặp nhiều khó khăn. Giá thép thế giới vẫn đang duy trì ở mức thấp, trong khi chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên vật liệu không hạ nhiệt. Các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam phải đối mặt với biên lợi nhuận sụt giảm, điều này thể hiện rõ qua kết quả kinh doanh quý II/2024 của một số tên tuổi lớn trong ngành. Cụ thể như biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát (HPG), một trong những "đại gia" ngành thép, chỉ đạt 13,11% trong quý II/2024, giảm mạnh so với cùng kỳ.

Dù vậy, các chuyên gia cũng đánh giá rằng triển vọng dài hạn của ngành thép vẫn có những tín hiệu tích cực, khi thị trường bất động sản nội địa đang dần hồi phục nhờ vào các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và việc đầu tư công được thúc đẩy mạnh mẽ. Đặc biệt, các dự án xây dựng dân dụng và hạ tầng tại miền Nam và miền Bắc đang bắt đầu cho thấy sự phát triển rõ rệt sẽ là động lực lớn cho nhu cầu thép trong nước.

Trên thực tế, diễn biến thị trường đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt trong cổ phiếu ngành thép. Các công ty lớn như Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG) và Nam Kim (NKG) vẫn duy trì được vị thế nhất định nhờ vào quy mô và năng lực tài chính mạnh mẽ. Tuy nhiên, các công ty có quy mô nhỏ hơn, đặc biệt là những doanh nghiệp chỉ tập trung vào thị trường nội địa, đang gặp rất nhiều thách thức trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.

Theo nhận định của các chuyên gia, cổ phiếu của HPG, HSG và NKG được khuyến nghị ở mức trung lập, với giá mục tiêu lần lượt là 27.000 đồng, 21.000 đồng và 21.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo việc đầu tư vào cổ phiếu ngành thép hiện tại đòi hỏi sự thận trọng bởi nhiều yếu tố như giá nguyên vật liệu và các chính sách bảo hộ thương mại quốc tế có thể tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành này trong thời gian tới.

“Nhìn chung, ngành thép Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn khó khăn, với những tín hiệu tích cực xen lẫn những thách thức lớn. Nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến thị trường và những chính sách vĩ mô để có thể đưa ra quyết định hợp lý. Trong ngắn hạn, cổ phiếu ngành thép vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng về dài hạn, nếu các điều kiện kinh tế thuận lợi và chính sách hỗ trợ được thực hiện hiệu quả, ngành thép vẫn có thể tìm lại được đà tăng trưởng”, một chuyên gia chứng khoán khuyến nghị.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Kinh tế Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với biến động

Theo ông Trần Minh Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích CTCK Vietcombank (VCBS) nhà đầu tư bình tĩnh tìm kiếm cơ hội khi thị trường biến động mạnh.
TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

TTCK phái sinh tháng 3/2025: khối lượng giao dịch bình quân tăng 4,95%

Trong tháng 3/2025, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng trưởng, đạt 1.956.134 tài khoản tại thời điểm cuối tháng, tăng 1,98% so với cuối tháng 2/2025.
Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Chứng khoán Việt còn nhiều kỳ vọng tích cực

Theo nhận định của ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) sự sụt giảm của thị trường trong ngày 3 và 4/4 chỉ là tác động tâm lý ngắn hạn. Với xu hướng tăng trưởng dài hạn và nhiều yếu tố tích cực nội tại, thị trường có cơ hội điều tiết để lấy lại cân bằng.
VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index chốt phiên tại 1.210,67 điểm, cách tham chiếu 19,17 điểm

VN-Index khép lại tuần giao dịch đầy biến động tại mức 1.210,67 điểm, giảm 106,79 điểm (tương đương 8,11%) so với tuần trước, sau khi trải qua phiên giảm kỷ lục 87,88 điểm vào ngày 03/04/2025 và hồi phục mạnh hơn 52 điểm từ đáy trong phiên cuối tuần.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data