agribank-vietnam-airlines

Cổ phiếu cảng biển: Dư địa lớn trong dài hạn

Hoa Hạ
Hoa Hạ  - 
Dù mức tăng trưởng và lợi nhuận của các DN cảng biển khu vực Hải Phòng không như kỳ vọng, song đây vẫn là nhóm cổ phiếu có lợi tức cao và được các chuyên gia điểm vào nhóm các cổ phiếu có thể tích luỹ cho dài hạn.
aa
Năm mới, tìm cơ hội ở cổ phiếu mới
Cổ phiếu bia sắp niêm yết, mua hay chờ?
Lên sàn và “cất cánh”
Đầu tư cổ phiếu nào?

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350,74 tỷ USD, tăng 7,1%, tương ứng tăng gần 23,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Cảng biển vẫn là một lựa chọn chủ lực trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.

Sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 10 tháng năm 2016 đạt 387,6 triệu tấn tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015, hàng container đạt 12,6 triệu TEUs ghi nhận mức tăng 17%. Riêng Hải Phòng, ước tính 11 tháng năm 2016, sản lượng hàng hóa thông qua cảng toàn thành phố đạt 71,03 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015.

Các DN khai thác dịch vụ cảng biển phía Nam hoạt động ổn định, thậm chí duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Dự báo của các CTCK cho thấy trong năm 2017, tại khu vực TP.HCM – Vũng Tàu, sự sáp nhập của các hãng tàu quốc tế sẽ làm gia tăng sản lượng hàng hóa tại khu vực Cái Mép Thị Vải.

Cổ phiếu cảng biển: Dư địa lớn trong dài hạn
Ảnh minh họa

Trong khi đó các DN khai thác dịch vụ cảng biển, kho vận phía Bắc, đặc biệt là khu vực Hải Phòng đối mặt với không ít sóng gió trong năm 2016. Khoản lợi nhuận đột biến từ hàng lạnh tạm nhập tái xuất không còn do Trung Quốc đã thay đổi chính sách cho phép hàng hóa được đi trực tiếp từ nước thứ ba qua Hong Kong đến các cảng thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây thay vì phải đi qua Hải Phòng lên biên giới.

Biên mậu thông suốt cả năm, không còn tình trạng tắc nghẽn cũng khiến nhu cầu lưu kho bãi của container lạnh sang Trung Quốc giảm sút. Lũy kế 9 tháng năm 2016, sản lượng container lạnh giảm trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn tới kết quả kinh doanh khối cảng tại Hải Phòng kém khả quan hơn cùng kỳ. Lợi nhuận GMD, PHP, VSC, DVP, HAH, DXP đều có xu hướng sụt giảm.

Ví như VSC, VCBS hạ mức dự báo doanh thu năm 2016 còn 1.092,2 tỷ đồng, dù tăng 17,7% nhưng lợi nhuận dự phòng giảm 14% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 240,3 tỷ đồng. GMD cũng được dự báo doanh thu thuần đạt 2.706 tỷ đồng, chỉ đạt 73,1% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 284 tỷ đồng, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Dù mức tăng trưởng và lợi nhuận của các DN cảng biển khu vực Hải Phòng không như kỳ vọng, song đây vẫn là nhóm cổ phiếu có lợi tức cao và được các chuyên gia điểm vào nhóm các cổ phiếu có thể tích luỹ cho dài hạn. Điểm tựa cho phân tích này chính là dòng vốn FDI tiếp tục đầu tư vào Việt Nam làm gia tăng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua các cảng biển trên cả nước.

Các tập đoàn lớn nước ngoài như Samsung, Bridgestones, LG, Foxconn, Ohsung tiếp tục xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất về Việt Nam nhằm đón đầu các hiệp định FTAs. Riêng Hải Phòng năm 2016 cũng đã nổi lên là địa phương có số vốn FDI đăng ký lớn nhất với 2,464 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đăng ký cấp mới. Đáng chú ý nhất là dự án LG Display (Hàn Quốc) với số vốn đầu tư 1,5 tỷ USD tại khu công nghiệp Tràng Duệ.

Tuy nhiên, theo dự báo của VCBS, tốc độ tăng trưởng các cảng dự báo sẽ phân hóa trong năm 2017 nhưng mức độ cạnh tranh giữa các cảng chưa gay gắt. Bởi, hiện tại khu vực Hải Phòng chỉ có 4 cảng chưa đạt công suất tối đa là cảng Tân Vũ và cảng Chùa Vẽ trực thuộc cảng Hải Phòng, cảng Nam Hải Đình Vũ (GMD) và cảng Vip Green (VSC). Cảng Vip Green mới vận hành từ cuối 2015 do đó dư địa tăng trưởng vẫn còn rất lớn, trong khi cảng Nam Hải Đình Vũ mở rộng công suất nhờ việc Nam Hải Logisitics đi vào hoạt động.

Xu hướng tăng kích thước tàu có thể làm các cảng phía thượng nguồn sông Cấm (gồm cả Chùa Vẽ) sẽ không tăng được sản lượng, nhất là khi cầu Bạch Đằng sẽ hoàn thành vào cuối 2017. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng tối thiểu 10%, dự kiến cung – cầu sẽ đạt mức cân bằng khoảng 4,7 triệu TEUs vào năm 2017.

Tuy nhiên từ 2018, mức cạnh tranh sẽ mạnh lên bởi nguồn cung sẽ được bổ sung đáng kể khi cảng Lạch Huyện đi vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất hàng container là 1,1 triệu TEUs. Cùng với 2 cầu bến container đầu tiên có tổng công suất 600.000 TEUs của cảng Nam Hải Đình Vũ (GMD sở hữu 60%) dự kiến hoàn thành vào cuối 2017.

Nhìn vào tương lai xa hơn, theo quy hoạch cảng biển 2020 - 2030, sản lượng container qua cảng tại Hải Phòng dự báo tăng khoảng 10% mỗi năm. Cụ thể, tổng sản lượng hàng hóa qua Hải Phòng năm 2020 dự báo sẽ đạt 109 - 114 triệu tấn/năm, trong đó hàng container khoảng 5,84 - 6,2 triệu TEUs/năm, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình CAGR khoảng 9% - 10,3%.

Trên bức tranh phát triển hệ thống cảng biển đó càng thấy rõ những lợi thế riêng có của các DN trong ngành. BVSC kỳ vọng tiềm năng sẽ còn phát huy cao hơn nếu GMD khai thông được “dòng máu đông” từ các khoản đầu tư ngoài ngành. Việc hoán đổi trái phiếu chuyển đổi (40 triệu USD) năm 2017 sẽ tiết giảm khoảng 50 tỷ đồng chi phí lãi vay hàng năm cho GMD nhưng đồng nghĩa rủi ro pha loãng của cổ đông hiện hữu sẽ tăng mạnh trong ngắn hạn.

Với DVP, đã đạt tối đa công suất nên dự báo sẽ tiếp tục duy trì ổn định và tiếp tục chi trả mức cổ tức cao. Còn LNG, kỳ vọng việc tăng tỷ lệ lấp đầy của Me Kong Logisitics, DC 3, DC Hải Dương và mở rộng công suất tại cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng trong năm tới.

Hoa Hạ

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch vừa qua (8-12/4) có thể được xem là một trong những tuần “lịch sử” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với những biến động mạnh mẽ chưa từng thấy trong thời gian gần đây. VN-Index chứng kiến cú rơi mạnh tới hơn 223 điểm chỉ trong 4 phiên đầu tuần, khiến nhà đầu tư chìm sâu trong tâm lý hoảng loạn. Thế nhưng, chỉ trong hai phiên cuối tuần, thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh mẽ, tăng hơn 126 điểm, khép lại tuần tại mốc 1.222,46 điểm - một cú lội ngược dòng mang đậm dấu ấn "tàu lượn siêu tốc".
Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 11/4, thị trường có chút chững lại sau phiên bật mạnh hôm qua. Sắc tím chỉ còn rải rác, nhóm cổ phiếu bluechip đóng vai trò là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Ngày 9/4, thị trường chứng khoán mở phiên với VN-Index tiếp tục tạo gap giảm 59 điểm theo quán tính. Chỉ số chung sau đó tăng mạnh lấp ngay gap giảm khi có tin tức về lịch đàm phán thuế quan với Mỹ.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Áp lực bán mạnh chưa dừng lại, VN-Index tiếp tục rơi gần 80 điểm

Ngày 8/4, VN-Index mở phiên tiếp tục quán tính giảm mạnh 26 điểm. Lực cung nhanh chóng dâng cao khi áp lực call margin và bán giải chấp lớn xuất hiện vào khung giờ xử lý từ 10 giờ sáng. Hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều chìm trong sắc đỏ hoặc giảm sàn.
Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Bài 3: Quản trị công ty - chìa khóa nâng hạng thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, mở ra cơ hội thu hút từ 5-8 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế trong ngắn hạn và lên tới 25 tỷ USD vào năm 2030, theo Ngân hàng Thế giới. Trong hành trình này, quản trị công ty nổi lên như chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư toàn cầu mà còn khẳng định vị thế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Làm thế nào để quản trị công ty trở thành đòn bẩy đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ tài chính thế giới?
Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Bài 2: Quản trị công ty tại Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, từ mức độ minh bạch thấp đến việc áp dụng công nghệ và ESG còn chậm chạp. Liệu Việt Nam có thể vượt qua thách thức này để nâng cao hiệu quả hoạt động?
Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Bài 1: Quản trị công ty - lá chắn và bệ phóng cho doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên hội nhập

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút 25 tỷ USD vốn đầu tư quốc tế vào năm 2030 và nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cho rằng, để biến tiềm năng thành hiện thực, doanh nghiệp Việt cần vượt qua thách thức về quản trị công ty – yếu tố vừa là “lá chắn sống” bảo vệ trước rủi ro, vừa là “bệ phóng” để gia tăng giá trị và khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Chùm bài viết này sẽ khám phá vai trò then chốt của quản trị công ty, phân tích thực trạng áp dụng tại Việt Nam và làm rõ cách nó trở thành chìa khóa để nâng hạng thị trường chứng khoán trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Đẩy mạnh công nghệ trong lĩnh vực chứng khoán - bước đi chiến lược

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng như một kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Bước sang năm 2025, Bộ Tài chính thể hiện quyết tâm phát triển thị trường theo hướng ổn định, minh bạch và bền vững thông qua hàng loạt giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong số đó là việc sớm đưa hệ thống công nghệ mới KRX vào vận hành và khuyến khích các công ty thành viên nâng cấp hạ tầng công nghệ để phục vụ nhà đầu tư tốt hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn mới. Những nỗ lực này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường, đưa chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data