agribank-vietnam-airlines

Chiếm đất lâm nghiệp làm rẫy

Bài và ảnh Chí Thiện
Bài và ảnh Chí Thiện  - 
Đăk Lăk là địa phương có diện tích rừng, đất lâm nghiệp lớn. Những năm qua chính quyền địa phương này có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến rừng, xâm hại rừng lấy đất canh tác…
aa
Bức xúc việc phá rừng đặc dụng
Phá rừng phòng hộ ở Phú Yên: Chia nhỏ để lách luật

Tuy nhiên, do nhu cầu về đất sản xuất ngày càng tăng dẫn đến nạn phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nương rẫy trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Điều đáng nói là việc di cư tự do khiến cho tình trạng xâm chiếm rừng lấy đất sản xuất ngày càng phức tạp hơn.

Chiếm đất lâm nghiệp làm rẫy
Hàng ngàn hecta rừng bị lấn chiếm trên địa bàn Đăk Lăk vẫn chưa được thu hồi

Theo UBND tỉnh Đăk Lăk, hiện địa phương có hơn 720.000ha diện tích rừng, đất lâm nghiệp; hơn 526.000ha diện tích đất có rừng, độ che phủ rừng hơn 39,3% (tính cả cây cao su). Rừng được giao cho 15 công ty lâm nghiệp, 7 ban quản lý rừng đặc dụng, 4 ban quản lý rừng phòng hộ, 69 doanh nghiệp có chức năng quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, khoanh nuôi bảo vệ rừng và thuộc sự quản lý của UBND các huyện, cấp xã.

Tuy nhiên, với diện tích rừng lớn, cùng với sự buông lỏng quản lý của các đơn vị chức năng nên ở địa phương thường xuyên diễn ra tình trạng người dân xâm chiếm đất rừng lấy đất sản xuất. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk, trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý gần 1.500 vụ vi phạm, tịch thu 2.441,7m3 gỗ và 717 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước gần 20 tỷ đồng.

Tại huyện Ea Súp, riêng năm 2017, có 250ha rừng bị phá, lấn chiếm trái phép. Theo UBND huyện này, để rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn, mới đây Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành văn bản yêu cầu cán bộ, đảng viên kê khai diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng. Qua rà soát có hơn 1.200 người đang chiếm dụng đất rừng với tổng diện tích hơn 2.000 ha.

Thực trạng xâm hại rừng để lấy đất sản xuất diễn ra trên diện rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Đơn cử, tại huyện Ea H’leo, thời gian qua, đã phát hiện, xử lý 165 vụ vi phạm. Điển hình là vụ phá rừng quy mô lớn được phát hiện ngày 21/11/2017, tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả (huyện Ea H’leo). Đây là vụ phá rừng có quy mô lớn và có dấu hiệu tổ chức, tiếp tay cho việc phá rừng tự nhiên.

Hay như tại huyện Buôn Đôn, có diện tích rừng tự nhiên hơn 106.000ha, luôn là điểm nóng về tình trạng phá rừng. Theo thống kê của UBND huyện, trong 5 năm, từ 2012-2016, lực lượng chức năng huyện phát hiện 4.311 vụ vi phạm về xâm hại rừng.

Thời gian qua, chính quyền địa phương đã thống kê có đến 2.092ha rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm cần phải thu hồi và 53 nhà tạm, lán, chòi rẫy cần giải tỏa. Trong đó, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn từ năm 2008 đến nay đã có 279,7ha diện tích rừng bị 142 hộ phá, lấn chiếm nằm trên 8 tiểu khu.

Trong số diện tích đất rừng bị lấn chiếm, nhiều nhất thuộc về các dự án nông lâm nghiệp. Điển hình như Công ty TNHH SX-XNK lương thực Bình Dương, năm 2011 được UBND tỉnh Đăk Lăk cho thuê 779,8ha đất tại tiểu khu 527, 533 thuộc xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn để cải tạo trồng rừng, quản lý rừng. Thế nhưng 6 năm nay, dự án này vẫn bất động, trong khi đó phần lớn diện tích rừng và đất rừng đã bị người dân xâm lấn.

Rừng, đất rừng là tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, với tình trạng chuyển đổi đất rừng nghèo sang thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp không hiệu quả, đặc biệt là trồng cây cao su, việc tận thu gỗ diễn ra trong nhiều năm nhưng kiểm soát thiếu chặt chẽ đang gây ra nhiều hệ lụy về môi trường.

Thực tế cho thấy, tình trạng buông lỏng quản lý, cơ chế chính sách chưa phù hợp, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe đang tạo kẽ hở cho các chủ rừng vi phạm. Vì vậy, để giữ rừng thì cần kiên quyết xử lý nghiêm các chủ rừng để mất rừng.

Theo ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ xây dựng cơ chế chính sách cho lực lượng được giao quản lý bảo vệ rừng. Cùng đó, sẽ phát huy vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ rừng; Từng bước làm tốt công tác bảo vệ rừng để đạt mục tiêu độ che phủ rừng đạt 39,6% như Nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra.

Tại hội nghị đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3/2018, ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm chủ rừng trong việc để lâm tặc khai thác, vận chuyển trái phép gỗ.

Ông đề nghị cần phải làm cho rõ và xử lý nghiêm minh các vụ phá rừng để nhân dân yên tâm.

Bài và ảnh Chí Thiện

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data