agribank-vietnam-airlines

Cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động qua áp dụng công nghệ cao và chuyển đổi mô hình phát triển

Linh Ly
Linh Ly  - 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn lực, tính bền vững và khả năng thích ứng rất quan trọng với Việt Nam để đạt mục tiêu và khát vọng và để giải quyết các vấn đề cấp bách và giảm thiểu tác động của những cú sốc bên ngoài.    
aa
nang cao nang suat lao dong qua ap dung cong nghe cao va chuyen doi mo hinh phat trien
Việt Nam dự kiến sẽ chủ yếu là đô thị vào năm 2030 - Ảnh: Jamesteohart/Shutterstock

Phát triển gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Khi góp ý với Chính phủ Việt Nam về bản dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, ông Jacques Moriset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam WB cho biết, nhóm chuyên gia của WB đã đánh giá cao bản dự thảo Chiến lược này vì đã đưa ra một tuyên bố về tầm nhìn được trình bày rõ ràng và đã lựa chọn đúng đắn các định hướng và giải pháp để đạt được những mục tiêu này trong giai đoạn 2021-2030.

Các định hướng và quan điểm Chiến lược ở tầm vĩ mô được xây dựng dựa trên những bài học từ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn trước cùng với tác động của những thay đổi gần đây trong bối cảnh quốc tế và trong nước.

“Chúng tôi hoan nghênh các ưu tiên trong dự thảo Chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững. Chúng tôi cũng cho rằng để xây dựng đất nước trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình cao và thu nhập cao, Việt Nam cần nâng cao năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ cao và chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng tăng trưởng sạch hơn hoặc xanh hơn. Chúng tôi rất vui vì hai từ được sử dụng nhiều nhất trong dự thảo là khoa học và công nghệ (64 lần) và môi trường/biến đổi khí hậu (45 lần)”, ông Jacques Moriset, chuyên gia kinh tế trưởng WB phát biểu.

Dự thảo Chiến lược này đã xác định năm mục tiêu: Thể chế thị trường mạnh; Nguồn nhân lực lành nghề; Áp dụng công nghệ hiện đại; Phát triển văn hóa xã hội; Cơ sở hạ tầng hiện đại.

“Việt Nam sẽ chỉ thành công nếu sự phát triển trong tương lai đảm bảo cơ hội cho tất cả mọi người và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước vào năm 2030”, vị chuyên gia Kinh tế trưởng của WB phát biểu.

Để bản Chiến lược hoàn thiện hơn, WB đề xuất nên bổ sung 2 mục tiêu Chiến lược khác, đó là tăng trưởng bao trùm và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

“Hãy thử tưởng tượng Việt Nam sẽ như thế nào khi trở thành một nền kinh tế hiện đại với lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng thông minh nhưng bất bình đẳng gia tăng và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Liệu đó có được gọi là sự phát triển kinh tế thành công hay không?”, vị Kinh tế trưởng của WB nói.

Tăng khả năng thực hiện để đạt được khát vọng

Bản Chiến lược này cũng cần xác định rõ hơn việc lựa chọn các mục tiêu và chỉ số cụ thể. WB cũng lưu ý rằng dự thảo Chiến lược hiện chưa có chỉ số nào cho hai mục tiêu Chiến lược chính, đó là thể chế thị trường hiệu quả và cơ sở hạ tầng hiện đại.

Chính phủ nên đưa vào những mục tiêu phản ánh quan điểm đối với các thể chế thị trường, chẳng hạn như một số chỉ số về quản trị được sử dụng trong các tài liệu kinh tế hoặc những chỉ số được Chính phủ thông qua để đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp tỉnh, thành phố và một số chỉ tiêu về sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng nước hiệu quả hoặc phát triển hệ thống giao thông hiện đại.

Chuyên gia của WB nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có mang một ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi các động lực tăng trưởng truyền thống của đất nước đang giảm dần.

Bên cạnh đó, ổn định kinh tế vĩ mô trở thành ưu tiên hàng đầu, tính bền vững và khả năng thích ứng cũng sẽ rất quan trọng do tính cấp bách phải giải quyết những vấn đề về suy thoái môi trường và tầm quan trọng của những cú sốc bên ngoài như đại dịch và thiên tai trong thời gian gần đây và những bất ổn đang gia tăng của nền kinh tế toàn cầu như sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do căng thẳng thương mại và đại dịch Covid-19…

Một khuyến nghị nữa là cần quan tâm hơn đến hai giải pháp và cũng là trọng tâm của Việt Nam trong những năm tới, đó là quản lý tốt, quản lý thông minh quá trình đô thị hóa cũng như quá trình chuyển đổi cơ cấu từ công nghiệp sang dịch vụ, tạo nhiều việc làm năng suất cao trong lĩnh vực dịch vụ.

Theo WB, Việt Nam xác định rõ các nhiệm vụ ưu tiên. Mặc dù đã phản ánh mức độ ưu tiên tổng thể, 10 nhiệm vụ cơ bản trong Chiến lược đưa ra tuyên bố chung về mục tiêu cần đạt được mà không có hướng dẫn đầy đủ để xây dựng những hành động cần thực hiện.

WB nhấn mạnh tính cấp thiết phải thích ứng các cú sốc bên ngoài và với môi trường đang thay đổi. Trong đó cần phân tích chi tiết hơn những điều chỉnh cần thiết trong bối cảnh mới, đặc biệt là trong việc xác định vị thế của Việt Nam trong “trạng thái bình thường mới” có khả năng xuất hiện trong thời kỳ hậu đại dịch.

Đại dịch chắc chắn đã làm tăng mức độ cấp thiết phải thực hiện nhanh hơn một loạt các nhiệm vụ hoặc giải pháp được xác định trong dự thảo Chiến lược, bao gồm cả việc khai thác xu hướng toàn cầu đang nổi lên trong việc xây dựng lại các chuỗi giá trị toàn cầu như một cơ hội để cạnh tranh và thu hút dòng vốn FDI có chất lượng hơn (công nghệ cao và thân thiện với môi trường).

Đại dịch cũng sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của nền kinh tế không tiếp xúc và yêu cầu thúc đẩy quá trình số hóa nền kinh tế, thông qua việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử và các dịch vụ kỹ thuật số trong giáo dục và y tế. Vì vậy cần nhấn mạnh hơn nữa cảm giác cấp bách này trong dự thảo Chiến lược.

WB nhận thấy trong những năm gần đây hiệu quả thực hiện của Chính phủ không đồng đều. Bài học từ việc triển khai Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020 cho thấy năng lực triển khai và tổ chức thực hiện cần được tăng cường để Việt Nam đạt được mục tiêu.

“Mặc dù đề ra các định hướng chính sách chiến lược đúng đắn, nhưng khả năng của Chính phủ trong việc thực hiện và tuân thủ các định hướng chính sách đó còn hạn chế. Vì vậy năng lực triển khai và tổ chức thực hiện cần được tăng cường để Việt Nam đạt được khát vọng của mình”, chuyên gia của WB khuyến nghị.

Linh Ly

Tin liên quan

Tin khác

Chính sách tiền tệ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

Chính sách tiền tệ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng

   
Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy kinh tế số làm trọng tâm

Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy kinh tế số làm trọng tâm

Mới đây, trong phiên thảo luận tại tổ tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đoàn đại biểu Đảng bộ cơ quan Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã có những ý kiến đóng góp tích cực vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Tiền đề rất quan trọng góp phần vào thành công Đại hội XIII của Đảng

Tiền đề rất quan trọng góp phần vào thành công Đại hội XIII của Đảng

Ngày 19/11, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị khẳng định, đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thành công tốt đẹp, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, để lại những dấu ấn nổi bật và những tình cảm tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đất nước cần những người dám nghĩ, dám làm

Đất nước cần những người dám nghĩ, dám làm

Đất nước đang cần nguồn nhân lực là những con người hành động, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, đổi mới, dám chấp nhận thất bại để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước cởi mở hơn, không ngại sai, không ngại trách nhiệm. Con người phải vừa được xã hội tạo điều kiện vừa phải tự xây dựng cho mình yếu tố nền tảng của văn hóa là sự hiểu biết, tri thức, kinh nghiệm.
Khát vọng sẽ được khơi dậy bằng cơ chế thực thi hiệu quả

Khát vọng sẽ được khơi dậy bằng cơ chế thực thi hiệu quả

Khát vọng phát triển thể hiện được ý chí, quyết tâm cải cách. Điều này thể hiện rõ trong 3 đột phá chiến lược là thể chế; khoa học và phát triển nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng, gồm cả hạ tầng số. Các kế hoạch đột phá này đều được gắn với đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy năng suất, phát triển tư nhân, chuyển đổi số…
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần được xác định là một quá trình thường xuyên để nền kinh tế luôn năng động

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần được xác định là một quá trình thường xuyên để nền kinh tế luôn năng động

GS. TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân góp ý dự thảo Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kỳ vọng Đại hội thổi luồng gió mới, niềm tin mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kỳ vọng Đại hội thổi luồng gió mới, niềm tin mới

Chiều 10/11, tiếp tục kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Xây dựng con người trở thành động năng phát triển

Xây dựng con người trở thành động năng phát triển

Quan điểm dự thảo văn kiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 là đặt con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển để hướng tới người dân cùng tham gia hưởng lợi để không ai bị bỏ lại phía sau và để nền kinh tế Việt Nam không bị bỏ lại phía sau.
Góp ý dự thảo Văn kiện: Đổi mới, sáng tạo là việc cần nghĩ liên tục, làm liên tục, không thể dừng

Góp ý dự thảo Văn kiện: Đổi mới, sáng tạo là việc cần nghĩ liên tục, làm liên tục, không thể dừng

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hay giấc mơ Việt Nam Thịnh Vượng, phải liên tục cải cách và đổi mới, sáng tạo, không thể dừng, cải cách mạnh mẽ hệ thống phân bổ nguồn lực và phải phát triển thị trường các nhân tố sản xuất, kinh tế tư nhân phải thực sự động lực quan trọng của nền kinh tế.
Trí thức trẻ tiêu biểu góp ý vào các dự thảo văn kiện

Trí thức trẻ tiêu biểu góp ý vào các dự thảo văn kiện

(ĐCSVN) - Trên cơ sở nghiên cứu các dự thảo Văn kiện, các trí thức trẻ tiêu biểu đã tập trung trí tuệ, thể hiện trách nhiệm của mình thông qua việc phân tích, đánh giá, bổ sung ý kiến góp ý, góp phần nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data