Chủ động kiểm soát lạm phát

Chủ động kiểm soát lạm phát

Phát biểu tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024 và dự báo 2025” diễn ra ngày 09/01/2025, PGS.TS. Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, kể từ quý II/2024, bức tranh kinh tế Việt Nam dần sáng hơn.
UOB: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên lãi suất

UOB: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên lãi suất

Ngày 9/1, Ngân hàng UOB dự báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên mức lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,50% do lạm phát cơ bản trong năm qua dưới mức mục tiêu 4,5%.

Điều hành tỷ giá đảm bảo phù hợp với các cân đối lớn

Tuần qua, đúng như dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất chủ chốt thêm 0,25 điểm phần trăm sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày. Lãi suất tham chiếu của ngân hàng trung ương này được điều chỉnh về phạm vi 4,25-4,5%. Đây là lần thứ ba liên tiếp Fed giảm lãi suất, với hai lần trước mức giảm lần lượt là 0,5 điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm.

Phấn đấu tăng trưởng cả năm trên 7%

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%.

Chủ động, linh hoạt điều hành tỷ giá

Sau khoảng hai tháng tạm dừng, cuối tuần qua, NHNN quay lại phát hành tín phiếu. Trong phiên 18/10, NHNN đã phát hành tổng cộng 12.300 tỷ đồng tín phiếu, trong đó 4.400 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 3,74%/năm cho 5 thành viên và 7.900 tỷ đồng tín phiếu với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 4%/năm cho 8 thành viên.

Chính sách tiền tệ cởi mở hỗ trợ nền kinh tế

Tại Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024 diễn ra chiều 17/10, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, quý III vừa qua đã mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ trên toàn cầu có dấu hiệu ổn định trở lại, đặc biệt sau khi Fed cắt giảm lãi suất và nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Điều này đã giảm áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Đồng Nai: Tăng cường kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ngày 22/8/2024, tại Trung tâm Tổ chức Hội nghị Central Park, Vietcombank Chi nhánh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề “Triển vọng kinh tế toàn cầu - Việt Nam và Giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính cho doanh nghiệp”. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Tạ Thành Long - Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai, đại diện Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh, Sở Công Thương tỉnh, đại diện Hội sở Vietcombank, các Hội, Hiệp hội Doanh nghiệp và đại diện các doanh nghiệp hiện đang là khách hàng cũng như một số doanh nghiệp là khách hàng tiềm năng của Vietcombank Đồng Nai.

Toàn ngành Ngân hàng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

GDP năm 2024: Hướng tới mục tiêu 7%

Trên cơ sở kết quả quý II, 6 tháng và dự báo cả năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng. Kịch bản 1: Tăng trưởng cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng quý III là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 6,7% và 7,0%). Kịch bản 2: Tăng trưởng cả năm đạt 7%, tăng trưởng quý III là 7,4%, quý IV là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 0,7% và 0,6%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao 7%.

Tìm điểm cân bằng trong hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát

Những chính sách của Nhà nước trong thời gian qua đã hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế

Kiểm soát lạm phát: Không thể chủ quan

Đúng như dự báo của các chuyên gia và kỳ vọng của thị trường, đà tăng nhanh của lạm phát trong hai tháng đầu năm nay đã chững lại trong tháng 3 vừa qua sau khi yếu tố “mùa vụ” qua đi.

NHTW Nga nỗ lực giải cứu đồng ruble

NHTW Nga cuối tuần trước đã tăng lãi suất tới 200 điểm cơ bản lên 15%, lần tăng lãi suất thứ tư liên tiếp nhằm đối phó với đồng ruble yếu, lạm phát dai dẳng và chi tiêu ngân sách ngày càng tăng. Tính chung NHTW Nga đã tăng lãi suất thêm 750 điểm cơ bản kể từ tháng 7, bao gồm cả đợt tăng lãi suất khẩn cấp ngoài kế hoạch vào tháng 8 khi đồng nội tệ rớt giá xuống mức hơn 100 RUB/USD.

Nỗ lực kiểm soát lạm phát của các NHTW đang bị đe dọa

Sau nhiều tháng nỗ lực kiềm chế lạm phát, các NHTW bắt đầu tin rằng cuối cùng họ có thể chốt lãi suất ở mức phù hợp để kiềm chế giá cả mà không bóp nghẹt nền kinh tế. Tuy nhiên xung đột tại dải Gaza bùng nổ đang mang tới một loạt những rủi ro khó lường cho các NHTW.

Thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (16/10), đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục tiêu bao trùm là tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tăng cường và đổi mới công tác dân vận

Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, 5 năm thực hiện kết luận số 43-KL/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, đồng chí Nguyễn Quang Trường, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử lãnh đạo cách mạng của đất nước, Đảng ta đã luôn quan tâm ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận.
    Trước         Sau    
Phiên bản di động