Kết quả tìm kiếm:
57 kết quả cho tags: "
chỉ số giá tiêu dùng "

Điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát năm 2024
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2024 ghi nhận mức tăng bình quân 3,63% so với năm 2023, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra. Đóng góp vào thành công này, theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê - TCTK), là nhờ chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả đã góp phần kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, sự hạ nhiệt của lạm phát thế giới đã tác động tới lạm phát của Việt Nam, giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát.
CPI tháng 11 tăng 0,13% so với tháng trước
Chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước. CPI tháng 11 tăng 2,65% so với tháng 12/2023, và tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mười một tháng năm 2024, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,7%.
NHTW Nhật giữ nguyên chính sách
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm 31/10 đã giữ nguyên lãi suất ở mức cực thấp, đồng thời cho biết sẽ xem xét kỹ diễn biến kinh tế toàn cầu trước khi quyết định thời điểm thắt chặt chính sách tiếp theo.
CPI tháng 9: Bước khỏi vùng ổn định
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sau khi ổn định (không tăng) so với tháng trước trong tháng 8 đã bật tăng trở lại trong tháng vừa qua. CPI tháng 9 đã tăng 0,29% so với tháng trước; tăng 2,18% so với tháng 12/2023 và tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung chín tháng, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
Lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023
Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng giảm đan xen nhưng tính chung, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng trước.
Trung Quốc: CPI tăng nhanh hơn dự báo trong tháng Bảy
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng cao hơn dự báo trong tháng Bảy, mang lại hy vọng về sự phục hồi nhu cầu nội địa - yếu tố đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế trong năm nay.
[Infographic] Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2024
Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Bảy tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%.
Giải tỏa nỗi lo tăng giá trước những biến số mới
Kể từ đầu tháng 7/2024, mức lương cơ sở chính thức được điều chỉnh tăng thêm 30% lên 2,34 triệu đồng/tháng; lương hưu cũng điều chỉnh tăng 15%; mức lương tối thiểu (theo tháng và theo giờ) tăng 6% so với năm 2023. Cũng như những lần tăng lương trước đây, bên cạnh tâm lý phấn khởi, đa phần người dân lo ngại giá cả hàng hóa tăng theo, thậm chí nhanh chân tăng trước như một số lần điều chỉnh lương trước đây.
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 27-31/5
Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng, chỉ số giảm nhẹ 0,21 điểm so với phiên cuối tuần trước đó hay bình quân 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng vượt ngưỡng 4% so với cùng kỳ năm trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 27-31/5.
[Infographic] Chỉ số CPI tháng 5/2024
Giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung sau đợt dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023, giá điện sinh hoạt tăng khi thời tiết nắng nóng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI tháng Năm tăng 1,24% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,44%.
Nhật Bản: Lạm phát tiếp tục hạ nhiệt trong tháng Tư
Lạm phát của Nhật Bản hạ nhiệt trong tháng thứ hai liên tiếp nhưng vẫn cao hơn mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) do sự suy yếu của yên Nhật gần đây làm dấy lên lo ngại rằng áp lực lạm phát do chi phí đẩy có thể vẫn tiếp tục tồn tại.
Nhật Bản: Lạm phát tháng Ba giảm xuống 2,6%
Dữ liệu vừa được công bố cho thấy lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã tăng chậm lại trong tháng Ba, bất chấp giá thực phẩm tăng nhẹ...
CPI quý I tăng 3,77% so với cùng kỳ
Theo quy luật tiêu dùng, nhu cầu của người dân thường giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước; tăng 1,12% so với tháng 12/2023; và tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 29/2
Tỷ giá trung tâm giảm 1 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,82 điểm hay chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2024 tăng 1,04% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 29/2.
[Infographic] Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2024
Tháng 2/2024 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.
Trước Sau