Xuất khẩu lương thực, thực phẩm ra thế giới: Tuân thủ quy định chứ không tìm cách đối phó

Ngày 23/6, tại Hội thảo Chiến lược và thách thức cho doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm khi tham gia vào thị trường toàn cầu, bà Nguyễn Thị Chân, Trưởng phòng Thực phẩm của Công ty TÜV SÜD (Đức) khẳng định khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, doanh nghiêp không nên tính toán cách đối phó với các quy định mà phải tuân thủ, áp dụng các hệ thống chất lượng phù hợp, thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm phù hợp… để sản phẩm đủ sức cạnh tranh tại các thị trường khó tính này.
Việt Nam sẵn sàng chung tay cùng các nước chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững

Là đơn vị đồng tổ chức Hội thảo cùng với Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM, đại diện Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết trong những năm qua, ngành chế biến lương thực, thực phẩm Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, thể hiện tầm quan trọng của ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Xuất khẩu lương thực, thực phẩm ra thế giới: Tuân thủ quy định chứ không tìm cách đối phó
Tuân thủ quy định chứ không tìm cách đối phó khi xuất khẩu lương thực, thực phẩm ra thế giới. Ảnh minh họa

Riêng với TP.HCM, lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên phát triển, chiếm 14-15% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Đại diện ITPC cũng nhận định với lợi thế phát triển nông nghiệp, các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Rất nhiều ngành hàng trong lĩnh vực này đã đóng góp hơn 1 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hằng năm, đặc biệt một số ngành như thủy sản đã đóng góp hơn 10 tỷ USD. Có thể nói, với lợi thế về nguồn nguyên liệu hết sức dồi dào, ngành lương thực, thực phẩm còn rất nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển.

Tuy nhiên, các thị trường nhập khẩu và tiêu thụ hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc… ngày càng gia tăng yêu cầu về tính bền vững đối với sản phẩm, bao gồm các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng ảnh hưởng trái chiều tới các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hiện đang rất ưu tiên các nguồn đạm thực vật thay thế cho nguồn đạm từ động vật, dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Đây rõ ràng là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm chế biến của Việt Nam nắm bắt và có chiến lược phát triển.

Về rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm nông sản, thực phẩm hiện nay, bà Chân cho biết các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng, mức dư lượng cho phép thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; yêu cầu ghi nhãn và đóng gói, truy xuất nguồn gốc... là những yêu cầu mà các quốc gia nhập khẩu đặt ra. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ và EU cũng đặt ra các biện pháp kỹ thuật (TBT) đối với xuất khẩu nông sản thực phẩm là bảo vệ an ninh quốc gia, môi trường, cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ sức khỏe…

Mặc dù khi đáp ứng các biện pháp kỹ thuật của các thị trường khó tính sẽ khiến tăng cao chi phí; thị trường tiếp cận bị hạn chế, gây khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vì chi phí cho việc áp dụng biện pháp kỹ thuật có thể tăng lên 16%, nhưng nếu đáp ứng được các biện pháp kỹ thuật sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh; doanh nghiệp xuất khẩu ý thức hơn về việc đoàn kết, phát huy sức mạnh để vượt qua hàng rào phi thuế quan…

Xuất khẩu lương thực, thực phẩm ra thế giới: Tuân thủ quy định chứ không tìm cách đối phó
Bà Chân (Công ty TÜV SÜD - Đức) chia sẻ kinh nghiệp và góp ý cho các doanh nghiệp khi muốn thâm nhập và thị trường thế giới.

“Hơn thế, doanh nghiệp cũng cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng thực phẩm hiện nay, đó là sự quan tâm đến thực phẩm thực vật, nguồn đạm thay thế từ thực vật, côn trùng và cell-based (thịt nuôi cấy); Thực phẩm có lợi cho sức khỏe, vai trò của vi sinh vật đối với hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch; Yêu cầu về sự minh bạch, thông tin rõ ràng về thông tin sản phẩm, nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, cảnh báo thành phần dị ứng; Sản phẩm đặc sản của địa phương; Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững… Nắm được xu hướng này cùng với tuân thủ thực hện các quy định của thị trường nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm đáp ứng thị hiếu và tiếp cận được thị trường thế giới”, bà Chân nói.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/xuat-khau-luong-thuc-thuc-pham-ra-the-gioi-tuan-thu-quy-dinh-chu-khong-tim-cach-doi-pho-140917.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.