Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời áp mái
Gỡ vướng cho đầu tư điện mặt trời mái nhà Vì sao đến năm 2030 không phát triển thêm điện mặt trời? Bộ Công Thương: Khẩn trương đưa các nhà máy điện mặt trời, điện gió vào vận hành |
Hiện nay, tình hình thiếu điện ở miền Bắc khá phổ biến, trong khi đó, nơi đây còn nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời, nhất là điện mặt trời mái nhà với cường độ bức xạ trung bình ngày trong năm khu vực khoảng 4 kWh/m2/ngày, số giờ nắng trong năm khoảng 1.500 - 1.700 giờ. Theo các chuyên gia, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà là một trong những giải pháp không những giúp các gia đình, doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí tiền điện, mà còn giúp giảm áp lực cung ứng điện cho ngành điện, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
Gia đình anh Nguyễn Minh Thắng (Long Biên, Hà Nội) đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời từ 3 năm trước. Anh chia sẻ, việc lắp đặt điện mặt trời đã giúp gia đình anh tiết kiệm được một lượng điện đáng kể. Việc đầu tư hệ thống điện này khoảng hơn 100 triệu đồng, nhưng sau đó, không những gia đình chủ động được nguồn điện mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí kể cả khi giá điện tăng.
![]() |
Trên địa bàn Hà Nội, nhiều doanh nghiệp cũng đã triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các nhà máy. Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, để nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh chuyển đổi số, May 10 thường xuyên đầu tư vào hệ thống dây chuyền hiện đại và thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng. Trong đó có lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho các nhà máy để sử dụng điện năng một cách hiệu quả, lại đạt mục tiêu “xanh hóa” nhà máy, môi trường làm việc cho người lao động, giảm khí thải ô nhiễm, giảm chất thải độc hại… Tháng 11/2022, May 10 đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Greenyellow Power Ventures (GreenYellow) về việc phát triển dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà tại Xí nghiệp May Bỉm Sơn. Với những nỗ lực đó, Tổng Công ty May 10 đã được UBND Hà Nội trao tặng danh hiệu đơn vị 5 sao “Năng lượng xanh 2022” - nhờ nhiều hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về điện mặt trời mái nhà là rất lớn. Theo Sở Công thương Hà Nội, thành phố có tiềm năng lớn để khai thác nguồn năng lượng mặt trời trên mái nhà tại tòa nhà, trụ sở các cơ quan, bệnh viện, trường học… Theo tính toán, Hà Nội có thể lắp đặt khoảng 13,94km2, hiệu suất lắp đặt thương mại khoảng 46,6%, cho công suất thương mại khoảng 1.317MWp (tương đương 2/3 công suất lắp đặt của nhà máy thủy điện Hòa Bình). Tuy nhiện số lượng lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở Hà Nội vẫn còn rất thấp so với tiềm năng. Chính vì vậy với nhu cầu thực tiễn, Hà Nội cũng đang có những giải pháp khuyến khích hoạt động này.
EVN Hà Nội cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Đặc biệt trong thời gian tới, đơn vị tập trung thông tin, tuyên truyền về các chính sách điện mặt trời mái nhà để tạo sự đồng thuận từ người dân. Đồng thời, cùng với các sở, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền cho phép TP.Hà Nội nghiên cứu, áp dụng cơ chế đặc thù nhằm khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mong muốn được lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà với mục đích tự dùng, không phát điện lên lưới điện quốc gia. Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, điều này là phù hợp với định hướng phát triển của ngành điện. Cụ thể, theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), phương án phát triển nguồn điện có nội dung: "Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Việc đề xuất đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà để phục vụ mục đích tự dùng còn huy động được nguồn lực xã hội hóa, giảm gánh nặng đầu tư cho ngành điện. TP. Hà Nội kiến nghị Bộ Công thương có hướng triển khai cụ thể để các tổ chức, doanh nghiệp có thể tiến hành lắp đặt các hệ thống điện mặt trời mái nhà, hỗ trợ nguồn cấp điện cho thành phố một cách thuận lợi.
Theo Bộ Công thương, trong điều kiện cung ứng điện từ nay đến năm 2025 dự báo gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực miền Bắc, việc bổ sung kịp thời các nguồn điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự tiêu có ý nghĩa quan trọng. Thế nhưng, hiện việc phát triển loại hình nguồn điện này còn thiếu các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút đầu tư. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách cho loại hình năng lượng này cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, ban hành theo đúng các trình tự thủ tục về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, Bộ lựa chọn hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp để thực hiện trước. Bộ Công thương vừa có báo cáo số 74/BC-BCT dự thảo Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tin khác

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi

Vacheron Constantin ra mắt đồng hồ phức tạp nhất thế giới, giá 8-10 triệu USD

Thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Lo thuế quan đẩy giá, người tiêu dùng Mỹ "tính chuyện" mua đồ công nghệ

Chanel ra mắt phiên bản J12 với chất liệu gốm và màu xanh đêm huyền bí

Grab giới thiệu loạt cải tiến công nghệ mới được thiết kế "dành cho mỗi người"

Rolex Land-Dweller 2025: Sự hồi sinh của thiết kế thập niên 1970
