hoa-sen-home-mb

Đại hội đồng LHQ bàn luận nhiều vấn đề quan trọng

TM tổng hợp
TM tổng hợp  - 
Khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) diễn ra tại New York (Mỹ) trong các ngày 20 đến 26/9 đã quy tụ số lượng lớn các nhà lãnh đạo trên thế giới tham dự. 
aa

Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nhiều thách thức như các cuộc xung đột kéo dài, sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố, tình trạng nghèo đói cùng cực, cuộc khủng hoảng người tị nạn, tình trạng biến đổi khí hậu…, hơn 100 bài phát biểu của các nhà lãnh đạo trước ĐHĐ LHQ mang những sắc thái khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu chung là định hình phản ứng chung của "đại gia đình" LHQ trước nhiều thách thức.

Đại hội đồng LHQ bàn luận nhiều vấn đề quan trọng
Khai mạc Phiên thảo luận Cấp cao Khóa họp 71 Đại hội đồng LHQ

Điểm nhấn trong khóa họp

Điểm nhấn của tuần họp cấp cao năm nay nằm ở các sự kiện bên lề như Hội nghị cấp cao về người di cư và tị nạn, Hội nghị cấp cao về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, sự kiện phê chuẩn để Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu sớm có hiệu lực... Trong suốt một tuần nhóm họp, các nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều sự đồng thuận quan trọng.

Trước hết phải kể tới Tuyên bố New York về người tị nạn và di cư - một văn kiện nếu được thực thi nghiêm túc sẽ tạo ra một cơ chế ổn định, có trách nhiệm hơn để các quốc gia thành viên LHQ chung tay giải quyết tình trạng người di cư và tị nạn trên thế giới.

Tại sự kiện đặc biệt để đẩy nhanh tiến trình đưa Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhanh chóng có hiệu lực, 31 quốc gia đã trao văn kiện phê chuẩn hiệp định cho Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, nâng tổng số quốc gia phê chuẩn lên 60 nước, vượt ngưỡng tối thiểu cần thiết (55 quốc gia) để văn kiện có hiệu lực pháp lý vào năm 2016.

Tại Hội nghị cấp cao về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, các nhà lãnh đạo lần đầu tiên đưa ra cam kết cùng phối hợp hành động để ứng phó với tình trạng kháng thuốc kháng sinh vốn đe dọa cướp đi sinh mạng của 10 triệu người vào năm 2050 nếu không được khắc phục.

Một điểm nhấn của kỳ họp năm nay là các nước đều nhấn mạnh cần tiếp tục cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ, Đại hội đồng, hệ thống phát triển của LHQ để tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức này trong thế kỷ 21, bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, quyền tham gia bình đẳng và rộng rãi của tất cả các nước trong quá trình thảo luận, tham vấn và ra nghị quyết, quyết định của LHQ. Đây cũng là kỳ họp chứng kiến giai đoạn nước rút của các ứng cử viên cho vị trí tổng thư ký mới của LHQ.

Một số hạn chế: Bên cạnh những kết quả nổi bật đạt được, tuần họp cấp cao vừa qua cũng cho thấy một số hạn chế trong hoạt động của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này. Các cam kết mà các nhà lãnh đạo đưa ra hầu hết vẫn mang tính chung chung, thiếu con số cụ thể và thiếu tính ràng buộc về pháp lý.

Đơn cử như Tuyên bố New Yok, tuy thể hiện quyết tâm của các nhà lãnh đạo về việc tạo ra một cơ chế đồng bộ để xử lý vấn đề người di cư và người tị nạn, song lại không đưa ra được bất kỳ nét phác thảo nào cho một Hiệp ước toàn cầu về người di cư và tị nạn dự kiến được thông qua vào năm 2018.

Tuyên bố New York cũng thiếu cam kết hỗ trợ tài chính cụ thể cho những quốc gia tiếp nhận người tị nạn với đa số là những quốc gia nghèo đang phát triển. Theo Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo, những hoạt động cứu trợ người tị nạn của LHQ mới chỉ được tài trợ 39% kinh phí cần thiết.

Ngoài ra, việc số quốc gia phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vượt ngưỡng tối thiểu để có hiệu lực cũng được đánh giá là một cú hích cần thiết nhưng chưa đủ. 60 quốc gia phê chuẩn mới chiếm 48% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vẫn ít hơn so với mốc 55% cần thiết để hiệp định có hiệu lực. Trong số những bên chưa phê chuẩn có Liên minh châu Âu (EU).

Khối này đã cam kết tới năm 2030 sẽ cắt giảm 40% mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính của năm 1990, song toàn bộ 28 quốc gia thành viên EU vẫn chưa phê chuẩn cam kết của từng nước riêng rẽ. Ngay cả khi Hiệp định Paris có hiệu lực thì triển vọng văn kiện này phát huy hiệu quả vẫn còn khá xa vời do thiếu sự ràng buộc pháp lý và các quốc gia còn thiếu lòng tin lẫn nhau.

Điểm lại những bước tiến

Trong bài phát biểu khai mạc tuần họp cấp cao của ĐHĐ, Tổng Thư ký LHQ sắp mãn nhiệm Ban Ki-moon đã thừa nhận những bước thụt lùi của LHQ trong 10 năm ông giữ chức vụ lãnh đạo diễn đàn đa phương này, trong đó thất bại rõ rệt nhất của tổ chức này là sự bất lực trước nhiều vấn đề “nóng” của thế giới như cuộc nội chiến Syria hay những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế rằng LHQ đang đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh các quốc gia ngày càng có xu hướng muốn thông qua LHQ để giải quyết các vấn đề quốc tế.

LHQ thông qua các cơ quan trực thuộc cũng đang cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người bằng cách đem lại cho họ cơ hội để được phát huy tiềm năng con người của mình. Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã giúp hàng triệu người đói có lương thực.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành công trong việc đối phó với những dịch bệnh như Ebola. Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đã giúp điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng và cung cấp những vắcxin cần thiết, tạo điều kiện tiếp cận nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu trẻ em cần trợ giúp.

Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) đã trợ giúp 12,3 triệu người tị nạn trong năm 2015. Ngân hàng Thế giới cấp tín dụng, tiền cho vay lãi suất thấp cho các nước đang phát triển để giúp những nước này cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu, cảng, trường học và bệnh viện. Chương trình phát triển bền vững năm 2030 mà LHQ khởi xướng và điều phối đã tạo ra bước ngoặt mới trong định hướng chiến lược phát triển của mọi quốc gia trên thế giới.

Cách đây 71 năm, LHQ ra đời với mục tiêu xây dựng thế giới hòa bình, ổn định hơn, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia. Ngày nay, mục tiêu đó vẫn là sứ mệnh cao cả của tổ chức này.

TM tổng hợp

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data