![]() | Đà Nẵng kêu gọi đầu tư 3 dự án nhà ở công nhân |
![]() | Ưu đãi đầu tư nhà ở công nhân |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo số liệu thống kê, đến đầu năm 2018 cả nước có 1,2 triệu công nhân nhân trong KCN có nhu cầu chỗ ở, dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 1,7 triệu người. Trong khi báo cáo tổng hợp từ các địa phương, hiện có khoảng 100 dự án, quy mô xây dựng khoảng 41 ngàn căn với tổng diện tính hơn 2 triệu m2. Trong đó, TP.HCM, có 34 dự án đã hoạt thành với trên 5.700 căn hộ, Đồng Nai có một dự án hoàn thành với 146 căn hộ, Bình Dương có 5 dự án với 3.430 căn hộ.
Mặc dù chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội đang được hưởng hàng loạt cơ chế ưu đãi, hỗ trợ; được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê. Bên cạnh đó, được dành tới 20% tổng diện tích đất xây dựng trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại; được giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)… Tuy vậy, hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia vào phát triển nhà ở xã hội bởi những ưu đãi thường đi kèm với thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty Lê Thành ở TP.HCM, một đơn vị xây dựng nhà ở xã hội đồng thời là phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã chỉ ra hàng loạt những bất cập của cơ chế ưu đãi về thuế, đất đai và cách tính định mức lợi nhuận cho doanh nghiệp làm nhà ở xã hội.
Ví dụ: quy định không cho doanh nghiệp xây nhà dưới 25 m2; nhưng các cá nhân có đất vườn lại thoải mái xây dựng dãy phòng trọ với diện tích 10m2 một phòng. Ông Nghĩa còn dẫn chứng một thực tế là việc công ty của ông đã giao nhà ở xã hội cho người mua vào ở 3 năm, nhưng các cơ quan hữu quan vẫn không cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Như vậy, doanh nghiệp làm sao sử dụng dự án để thế chấp vay vốn ngân hàng; người sở hữu căn hộ nhà ở xã hộ cũng chẳng có cách nào để tiếp cận vốn ngân hàng...
Từ thực tế đó, ông Nghĩa đề xuất một loạt giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc để tạo lập nguồn cung nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân. Thứ nhất, phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân trong các vùng công nghiệp trọng điểm có thu nhập thấp thuê mua nhà. Trong quá trình đó phải có cơ chế chuyển nhượng hợp đồng thuê mua theo giai đoạn. Giả sử công nhân thuê căn hộ 15 năm, nhưng họ có quyền được bán quyền thuê căn hộ đó cho người khác để người mua quyền thuê căn hộ đó tiếp tục thuê những năm tiếp theo.
Thứ hai, phải thiết lập chính sách nhà ở cho công nhân 3 hình thức, thuê ngắn hạn, thuê dài hạn và mua sở hữu.
Thứ ba, doanh nghiệp sử dụng lao động nên tham gia xây nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó nhà nước giao đất sạch cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân. Đồng thời, các địa phương phải xác định chi đầu tư xây dự hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở cho những khu nhà ở công nhân trước khi thu hút doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh.
Liên quan đến việc cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100 tại NHCSXH, ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, đến nay nhà nước mới bố trí được gần 1.200 tỷ đồng trên 9.000 tỷ đồng cho NHCSXH để thực hiện cho vay nhà ở xã hội.
Trong khi theo ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, mặc dù Nghị định 100 của Chính phủ được ban hành từ cuối năm 2015, nhưng do nguồn vốn từ ngân sách còn thiếu hụt chưa thể bố trí được, nên đến năm 2018 NHCSXH mới triển khai cho vay vốn. Đến nay trên địa bàn TP.HCM mới có 160 khách hàng vay vốn với mức dư nợ hơn 80 tỷ đồng. Do là chính sách hỗ trợ của nhà nước, nên lãi suất cho vay theo chương trình nhà ở xã hội rất thấp, chỉ 4,8%/năm.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/nha-o-cong-nhan-con-ga-co-truoc-hay-qua-trung-co-truoc-92589.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.