![]() | Ông Trump: Sẽ có “Kế hoạch B” nếu đàm phán không tiến triển |
![]() | Thương mại toàn cầu bị tổn thương vì cuộc chiến thuế quan |
Trước đó, tranh chấp thương mại đã gây thiệt hại cho các công ty ở cả hai quốc gia hàng tỷ USD, làm gián đoạn các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại trên thế giới.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters |
Ông Trump cho biết, ông sẽ ngồi lại với ông Tập vào trưa hôm nay, 29/6, tại Osaka, cuộc gặp chính thức duy nhất giữa hai nhà lãnh đạo trong bảy tháng qua. Tại đây, họ sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến "trừng phạt" đối với công ty công nghệ Huawei, thương mại hàng hóa giữa hai bên và một số chủ đề khác.
Ông Trump cho biết, ông và ông Tập đã gặp nhau vào tối thứ Sáu, tại bữa ăn tối của Nhóm các lãnh đạo G20 và đã có nhiều vấn đề được trao đổi nhanh giữa hai bên.
“Mỹ có mỗi quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Về việc chúng ta có thể thực hiện một thỏa thuận hay không, thời gian sẽ trả lời, nhưng bản thân tôi đánh giá mối quan hệ này thực sự tuyệt vời”, ông Trump nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cũng cho biết ông sẵn sàng tăng thêm thuế quan với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ nếu không có tiến triển nào từ cuộc họp hôm nay.
Tờ China’s Global Times cho biết thế giới đã phải “chịu đựng” những hành động thất thường của Mỹ.
“Thế giới cần phải kiềm chế Mỹ, mặc dù điều đó rất khó khăn. Vấn đề là nhiều quốc gia đã có những e sợ trong việc thể hiện sự phản đối của họ đối với các hành động “bắt nạt” của Mỹ vì sợ quyền lực của Mỹ, hoặc hy vọng thu lợi từ Mỹ”, China’s Global Times viết trong một bài xã luận.
Cuộc chiến thương mại và những dấu hiệu của suy thoái kinh tế toàn cầu bao phủ lên hội nghị thượng đỉnh G20 lần này.
“Các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn sẽ đồng ý để đẩy nhanh cải cách cho Tổ chức Thương mại Thế giới, kêu gọi chống lại chủ nghĩa bảo hộ”, tờ Japan’s Nikkei cho biết.
“Kết quả tốt nhất từ cuộc gặp giữa Trump và Tập sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại”, Marc Short, Chánh văn phòng của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence, nói với các phóng viên tại Nhà Trắng vào thứ Sáu.
Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trong nhiều năm, buộc các công ty Mỹ phải chia sẻ bí mật thương mại như một điều kiện để kinh doanh tại Trung Quốc và trợ cấp cho các công ty nhà nước để họ có thể thống trị cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Trong khi đó, Trung Quốc nói rằng Mỹ đang đưa ra những yêu cầu vô lý và cũng cần phải nhượng bộ.
Tranh chấp leo thang khi các cuộc đàm phán sụp đổ vào tháng 5, sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh từ bỏ các cam kết cải cách. Trump đã tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.
Khi quan hệ giữa hai nước trở nên tồi tệ, tranh chấp đã lan rộng ra ngoài vấn đề thương mại. Chính quyền Mỹ đã tuyên bố “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc Huawei là mối đe dọa an ninh, đồng thời ra lệnh cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei.
Cùng với đó, phía Mỹ cũng đã gây áp lực lên các nước khác nhằm loại bỏ Huawei khỏi các kế hoạch phát triển mạng 5G.
Trump đã đề nghị nới lỏng các hạn chế của Mỹ đối với Huawei, đây có thể là một yếu tố đưa ra đàm phán thỏa thuận thương mại với ông Tập.
Về phía Trung Quốc, họ đã yêu cầu Mỹ bỏ các hạn chế và cho biết Huawei không có mối đe dọa bảo mật nào.
Ngay khi bắt đầu Hội nghị G20, một số nhà lãnh đạo đã cảnh báo rằng tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đang gia tăng và đe dọa tăng trưởng toàn cầu.
“Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ rất căng thẳng, điều này đang góp phần làm nền kinh tế toàn cầu chậm lại”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker, nói trong một cuộc họp báo.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/my-trung-san-sang-dam-phan-ve-chien-tranh-thuong-mai-ben-le-g20-89424.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.