Trung Quốc: Sản lượng công nghiệp tăng trưởng chậm nhất trong 17 năm

Trong hai tháng đầu năm 2019, tăng trưởng sản lượng ngành công nghiệp của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 năm, tiếp tục đưa ra chỉ báo kém tích cực của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
EU muốn hòa với Mỹ để cùng tạo áp lực lên Trung Quốc
Ông Trump sốt ruột với thỏa thuận thương mại

Tuy nhiên, dữ liệu công bố hôm thứ Năm lại cho thấy đầu tư đã tăng tốc khi chính phủ Trung Quốc quan tâm hơn đến nhiều dự án đường bộ và đường sắt, đồng thời cung cấp một số gói hỗ trợ nhằm ngăn chặn sự chậm lại của tăng trưởng.

Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế trong năm nay, khi tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 29 năm. Tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố gói hỗ trợ hàng trăm tỷ USD dành cho việc cắt giảm thuế và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết, sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng 5,3% trong hai tháng đầu năm 2019, ít hơn so với dự kiến ​​và là tốc độ chậm nhất kể từ đầu năm 2002. Tăng trưởng sản lượng các ngành công nghiệp chủ lực dự kiến ​​sẽ xuống mức 5,5% so với mức 5,7% của tháng 12.

Khảo sát cho thấy, sản lượng sản xuất bị giảm xuống trong tháng 2, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 1/2009, trong khi chỉ số giá bán của nhà sản xuất tháng 2 ở mức thấp trong nhiều năm, chỉ ra áp lực lớn hơn đối với sụt giảm lợi nhuận trong ngành công nghiệp.

Các nhà sản xuất của đang phải đối mặt với doanh số giảm ở cả trong và ngoài nước, do hàng xuất khẩu bị Mỹ áp thuế cao lực cầu trên thị trường thế giới kém khởi sắc. Xuất khẩu của Trung Quốc sang tất cả các thị trường chính cũng đã giảm vào tháng trước.

Trung Quốc tổng hợp dữ liệu của hai tháng đầu năm với nỗ lực loại trừ tính mùa vụ, do dữ liệu thực tế bị méo mó những ngày nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Nhưng một số nhà phân tích cho rằng, bức tranh về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc sẽ chưa thể rõ ràng cho đến khi dữ liệu quý đầu tiên được công bố vào tháng Tư.

Đầu tư tài sản cố định đã nhanh chóng tăng lên 6,1% trong hai tháng đầu năm 2019. Trong khi đó, kết quả thăm dò ý kiến các nhà phân tích được Reuters thực hiện đưa ra dự đoán mức tăng chỉ 6,0%, cao hơn chút ít so với mức 5,9% trong năm 2018.

Đầu tư tài sản cố định của khu vực tư nhân tăng 7,5% trong cùng giai đoạn nói trên, thấp hơn so với mức tăng 8,7% trong năm 2018. Đầu tư tư nhân chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư ở Trung Quốc.

Đầu tư cơ sở hạ tầng - một động lực quan trọng cho răng trưởng kinh tế trong những năm trước - đã tăng tới 4,3% trong 2 tháng đầu năm nay, cao hơn so với mức tăng 3,8% của năm ngoái.

Trung Quốc đang cố gắng tạo ra sự bùng nổ trong xây dựng hạ tầng để kích cầu và kích hoạt nền kinh tế, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ các công ty nhỏ, từ cắt giảm thuế đến khuyến khích tài chính cho các công ty không cắt giảm nhân sự.

Doanh số bán lẻ đã nhỉnh hơn so với dự kiến, với mức tăng 8,2% trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, doanh số bán các thiết bị và đồ nội thất đã giảm đáng kể vào đầu năm, có thể liên quan đến việc doanh số bán nhà giảm 3,6%.

Đầu tuần này, dữ liệu ngành công nghiệp cho thấy doanh số bán ô tô tại Trung Quốc đã giảm tháng thứ tám liên tiếp trong tháng 2, làm tăng thêm mối lo ngại về niềm tin của người tiêu dùng đang yếu đi.

Các nhà hoạch định đã công bố các biện pháp vào tháng 1 để tăng mức tiêu thụ hàng hóa, từ các thiết bị thân thiện với môi trường đến các mặt hàng có giá trị lớn như ô tô, nhưng quy mô và phạm vi của chương trình trợ cấp vẫn chưa rõ ràng.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/trung-quoc-san-luong-cong-nghiep-tang-truong-cham-nhat-trong-17-nam-85791.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.