Cùng hướng về “Biển Việt Nam xanh”

Góp phần lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch biển những năm qua phải kể đến các thành phố biển như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hội An… của các nhà đầu tư dự án. 
Xe buýt 2 tầng chính thức lăn bánh
Tái hiện “ngăn sông cấm chợ”?
Gắn kết du lịch với nông nghiệp

Nhu cầu trải nghiệm của du khách đang làm biến đổi sâu sắc các điểm đến buộc họ phải thay đổi để ngày càng tăng thêm số lượt khách hay mãi vẫn chỉ là vẻ đẹp tiềm ẩn. Một thống kê của ngành du lịch cho thấy, trong tháng 5, lượt khách tới các tỉnh ven biển tăng mạnh: Đà Nẵng tăng 46%, Thanh Hoá: 7,2%, Nghệ An: 55%... để khẳng định những tiềm năng du lịch tại Việt Nam vô cùng lớn.

Cùng hướng về “Biển Việt Nam xanh”
Ảnh minh họa

Theo chuyên trang du lịch của tờ US News, trong năm 2018 đặc biệt nhấn vào xu hướng du lịch đến vùng đất còn hoang vu ít người biết tới trước khi nơi này trở thành điểm nóng du lịch; tiếp cận với văn hóa, phong tục mới lạ sẽ làm thay đổi quan niệm của du khách về bản thân, về thế giới và làm tăng sự hiểu biết, thấu hiểu giữa người với người, giữa các nền văn hóa; sự trỗi dậy của du lịch bền vững: du khách hỗ trợ việc bảo vệ văn hóa và di sản thiên nhiên cũng như mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân địa phương tại nơi mà họ đến; hoặc đơn thuần là du lịch trên biển.

Góp phần lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch biển những năm qua phải kể đến các thành phố biển như Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hội An… của các nhà đầu tư dự án. Ngoài yếu tố mỹ quan, các dự án ven biển này còn chiếm dụng một khoảng rộng không gian biển vốn là nơi thăm thú của du khách và làm mất đi sinh kế của người dân địa phương. Có thể thấy giữa phá bỏ và giữ lại, giữa phát triển và bảo tồn đang có sự xung đột ở những khu vực này.

Tuy nhiên, có những xung đột xảy ra từ ngàn năm nay như xung đột giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa biển và đất liền, giữa khí hậu biến đổi với đất liền. Nay xuất hiện một xung đột mới đe dọa an ninh tính mạng con người, đó là xung đột giữa con người với thiên nhiên, với bờ biển, với môi trường. Cốt lõi của vấn đề là do con người “ít muốn hiểu biết” về tầm quan trọng của bờ biển và biển, nên cứ “vô tư” lấn biển cũng tức là phá vỡ sự ổn định của bờ biển và sóng biển vốn có từ ngàn năm rồi.

Trong khi hoan nghênh du khách đến với Cù Lao Chàm (Quảng Nam), nhưng nhiệm vụ bảo tồn địa danh - Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận luôn được lãnh đạo tỉnh đặt lên hàng đầu, là trách nhiệm nặng nề hơn. Du lịch sinh thái Cù Lao Chàm thực sự trở thành sản phẩm mục tiêu trong phát triển du lịch của Hội An và Quảng Nam. Tại đây văn hóa bảo tồn biển – rừng, mô hình lưu trú tại nhà dân (homestay), mô hình không túi ni lông, mô hình phân loại rác tại nguồn… đồng nghĩa du lịch Cù Lao Chàm phần lớn sẽ gắn với cộng đồng, với tự nhiên.

Vẫn biết trong phát triển kinh tế biển, thì lấn biển là rất cần thiết. Tại Quảng Ninh, có những khu vực, đất liền lấn ra hàng trăm mét, thậm chí ôm trọn một phần di sản vịnh Hạ Long.

Bù vào đó, Quảng Ninh chọn phát triển theo mô hình đô thị du lịch, phù hợp với chủ trương và quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ "nóng" sang "xanh", từ chưa bền vững sang bền vững, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, sử dụng hợp lý tài nguyên không tái tạo... Di sản Hạ Long cần nhiều hơn nữa sự chăm chút trong khâu thiết kế đô thị, tạo điểm nhấn bằng các không gian công cộng, điểm vui chơi, phát triển du lịch, dịch vụ... một kiến trúc sư nhấn mạnh.

Trái ngược với Quảng Ninh, Cù Lao Chàm hướng mạnh đến bảo tồn vẻ nguyên sơ hoang dã của hòn đảo thơ mộng này mà “ngó lơ” với cáp treo – resort như là cách hưởng ứng Chiến dịch “Biển Việt Nam xanh” vừa được tổ chức mới đây tại 5 tỉnh/thành ven biển miền Trung.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/cung-huong-ve-bien-viet-nam-xanh-76436.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.