![]() |
Báo cáo của IMF cũng đánh giá, rủi ro trung hạn vẫn còn cao vì các lỗ hổng về tài chính, vốn đã hình thành trong những năm chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo, có nghĩa là con đường phía trước sẽ không bằng phẳng và đặt tăng trưởng toàn cầu trước những rủi ro. Bên cạnh đó, lạm phát cao có thể khiến các NHTW phản ứng mạnh hơn dự kiến hiện nay. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thăt chặt mạnh các điều kiện tài chính.
Trong khi sự tăng giá các tài sản rủi ro vẫn còn kéo dài, thanh khoản không phù hợp, đòn bẩy và các yếu tố khác có thể khuêch đại mức độ biến động giá tài sản và tác động của chúng lên hệ thống tài chính.
Về các thị trường mới nổi, IMF cho rằng, mặc dù nhìn chung đã có sự cải thiện về cơ bản, nhưng vẫn có thể dễ bị tổn thương trước sự thắt chặt đột ngột các điều kiện tài chính toàn cầu.
Về khu vực ngân hàng, IMF cho rằng, mặc dù các ngân hàng đã củng cố bảng cân đối tài sản của mình kể từ cuộc khủng hoảng, nhưng các bộ phận của hệ thống phải đối mặt với sự mất cân đối về thanh khoản đồng đôla Mỹ và điều đó khiến chung dễ bị tổn thương.
Liên quan đến vấn đề tài sản ảo đang nổi lên gần đây, IMF cho rằng, mặc dù tài sản ảo với nhiều tính năng có thể cải thiện hiệu quả của thị trường, nhưng cũng có thể gây rủi ro nếu được sử dụng với tỷ lệ đòn bẩy lớn hoặc không có các biện pháp bảo vệ thích hợp.
Từ những đánh giá đó, IMF khuyến nghị, các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư phải thích ứng với nguy cơ tăng lãi suất và mức độ biến động cao hơn của thị trường.
IMF cũng khuyến nghị, các NHTW nên tiếp tục bình thường hoá chính sách và truyền thông rõ ràng, trong khi các nhà hoạch định chính sách nên giải quyết tính dễ bị tổn thương bằng cách triển khai và phát triển các công cụ “thận trọng vĩ mô”.
Báo cáo GFSR lần này cũng xem xét các tác động ngắn hạn và trung hạn đối với rủi ro suy giảm tăng trưởng toàn cầu và ổn định tài chính của rủi ro trong phân bổ tín dụng của doanh nghiệp. Nó chứng minh tính chu kỳ của rủi ro trong phân bổ tín dụng doanh nghiệp ở cấp độ toàn cầu và quốc gia và độ nhạy cảm của nó với điều kiện tài chính, tiêu chuẩn cho vay, cũng như với các cơ chế chính sách.
Đáng chú ý, Báo cáo cũng dành một chương để phân tích liệu giá nhà có biến động đồng thời giữa các quốc gia và các thành phố lớn trên thế giới - đó là sự đồng bộ của giá nhà toàn cầu.
Báo cáo cho thấy sự gia tăng đáng kể về sự đồng bộ hóa giá nhà ở các quốc gia và thành phố. Nó cũng cho thấy rằng điều kiện tài chính toàn cầu góp phần lầm nên sự đồng bộ hoá này. Từ đó, cho thấy các nhà hoạch định chính sách nên cảnh giác với khả năng những cú sốc giá nhà ở những nơi khác có thể ảnh hưởng đến thị trường nhà ở trong nước.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/imf-canh-bao-rui-ro-ngan-han-doi-voi-on-dinh-tai-chinh-da-tang-len-75010.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.