Quyết sách đầu tiên của tân Thống đốc NHTW Trung Quốc: "Rất thông minh"

Yi Gang đã vượt qua các ứng cử viên nặng ký khác để trở thành Thống đốc NHTW Trung Quốc (PBoC) và ông đã cho thấy lý do vì sao mình được chọn bằng một động thái được đánh giá là “rất thông minh” hôm thứ Ba (17/4).
NHTW Trung Quốc bất ngờ giảm dự trữ bắt buộc
Trung Quốc sẽ sớm nới room trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm
Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối tăng trở lại nhờ nhân dân tệ tăng giá
Quyết sách đầu tiên của tân Thống đốc NHTW Trung Quốc:
Tân Thống đốc NHTW Trung Quốc Yi Gang

Trong chính sách lớn đầu tiên kể từ khi thay thế ông Chu Tiểu Xuyên đảm nhiệm vị trí Thống đốc NHTW Trung Quốc vào tháng trước, Yi đã cắt giảm 1 điểm phần trăm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho hầu hết các ngân hàng.

Đó là một động thái mang tính đột phá nhằm đạt được nhiều mục tiêu - ngay cả khi quyết định này của PBoC đã khiến cho không ít người ngạc nhiên. Chi phí tài trợ đã giảm xuống đối với các ngân hàng nhỏ, vốn đang gặp nhiều khó khăn khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực hạn chế rủi ro nợ; đồng thời giải phóng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ vốn cũng đang phải vật lộn để tiếp cận các khoản vay ngân hàng.

Bằng cách làm cho các ngân hàng nhỏ cho vay dễ dàng hơn, việc siết chặt hoạt động ngân hàng ngầm cũng được duy trì.

Trong khi mục đích của chính sách là đạt được một lượng thanh khoản ròng chỉ khoảng 400 tỷ NDT (64 tỷ USD), động thái này cũng hóa giải những lo ngại về sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách tiền tệ.

“Nguy cơ thường trực là thị trường sẽ giải thích việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc như một tín hiệu nới lỏng”, Larry Hu – Trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc của Công ty Chứng khoán Macquarie ở Hồng Kông cho biết. “Họ (PBoC) biết rủi ro có thể bị hiểu sai, nhưng vẫn quyết định tiến lên phía trước. Động thái ngày hôm qua cho thấy các nhà lãnh đạo mới của PBOC có can đảm làm điều đúng đắn”.

“Rất thông minh”

Societe Generale SA cho biết “thiết kế thực sự rất thông minh”; trong khi Oversea-Chinese Banking Corp. (OCBC) gọi đó là hành động “sáng tạo”; còn Mizuho Securities Asia Ltd. coi đó là một bước đi thông minh.

“Điều này cho thấy ông Yi là một nhà ngân hàng trung ương có kỹ năng và dày dạn kinh nghiệm”, Shen Jianguang – Trưởng bộ phận kinh tế châu Á của Mizuho có trụ sở ở Hồng Kông ​​nói.

Theo đó, động thái này sẽ giải phóng 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ thanh khoản, nhưng 900 tỷ nhân dân tệ được sử dụng để thanh toán cho các khoản vay NHTW thông qua công cụ cho vay trung hạn MLF. Tuy nhiên, việc thay thế tiền mặt từ MLF bằng quỹ dự trữ bắt buộc đã giúp cho các ngân hàng sẽ tiết kiệm khoảng 80 tỷ nhân dân tệ chi phí tài chính, theo ước tính của Shen.

Tommy Xie - một nhà kinh tế của OCBC ở Singapore cũng cho rằng, do quyết định này làm tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ không có quyền tiếp cận trực tiếp đến các quỹ MLF, nó có thể hỗ trợ tốt hơn nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Yi Gang tự hào có hơn 2 thập kỷ kinh nghiệm tại NHTW và là nhân vật số 2 sau ông Chu Tiểu Xuyên trong hơn 1 thập kỷ trước khi nắm quyền điều hành.

“Yi Gang đã nhanh chóng bươcs lên và nắm bắt bánh xe chính sách”, Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC Holdings Plc ở Hồng Kông nói. “Đó là một điều chỉnh tinh tế về lập trường của chính sách PBoC, giảm chi phí tài chính cho các ngân hàng trong khi chỉ mở rộng thanh khoản ở mức biên”.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/quyet-sach-dau-tien-cua-tan-thong-doc-nhtw-trung-quoc-rat-thong-minh-74959.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.