![]() | Dự án Nha Trang Sao: Làm xấu môi trường đầu tư |
![]() | Khi chợ thủy sản thành điểm du lịch |
![]() | Nhiều vốn cho các dự án môi trường |
![]() |
Ảnh minh họa |
“Tôi may mắn đã được ở đất nước Việt Nam tươi đẹp rất nhiều ngày. Nhưng mỗi khi nhận hóa đơn trả tiền nước tôi lại có suy nghĩ giá nước ở Việt Nam đang rẻ nhất và Việt Nam cũng đang đạt kỷ lục là kém nhất ASEAN về xử lý nước thải”. Đây là những lời chia sẻ của ông Jake Brunner – Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Ông e ngại, việc phát triển ồ ạt các khu vực ven biển đang đe dọa môi trường rất nhiều. Quá nhiều các công trình lấn biển cùng với nước thải, rác thải đang tác động mạnh đến môi trường nước và bảo tồn di sản thiên nhiên ở Vịnh Hạ Long. Đây đang là thách thức nổi cộm trong tiến trình đưa Vịnh Hạ Long đến việc được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ ba.
Theo đó, chỉ tính riêng ở thành phố Hạ Long, năm 2017 đã có hơn 80 khách sạn, hơn 12.000 phòng nghỉ và 502 tàu du lịch. Trong khi theo số liệu của IUCN, chỉ tính riêng nước thải từ tàu du lịch ra Vịnh Hạ Long đã tới 502m3/ngày. Đó là chưa kể hàng loạt nhà biệt thự, nhà liền kề mới xây trên những khu đất lấn biển ở bán đảo Tuần Châu và lượng du khách đến ngày một đông kéo theo lượng nước thải và rác thải rất nhiều, riêng rác thu gom trên Vịnh mỗi ngày cũng khoảng 2 tấn...
Không chỉ là môi trưởng biển đang bẩn đi mà không gian biển cũng đang hẹp lại. Đáng nói hơn thực trạng này không chỉ diễn ra ở Vịnh Hạ Long mà tại hầu hết các vùng biển của Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, các mảnh đất sát biển được coi là mảnh đất vàng. Nơi nơi thi nhau lấn biển. Dọc bờ biển các làng chài vãn đi, bãi tắm cũng ít dần. Ven biển nơi kinh tế phát triển không còn nhìn thấy hình ảnh những cồn cát trắng phau, những rừng phi lao xanh rì mà thay vào đó là những khu công nghiệp hiện đại, các cảng biển nước sâu, khách sạn, resort, sân gofl, khu vui chơi giải trí... chúng đang vây lấy biển, chúng đang khiến những cư dân biển mất dần quyền tiếp cận với biển. Nhiều khu vực, người dân phải đi xa hàng chục km mới có thể ra biển.
Biển vốn có khả năng tự làm sạch nhưng khả năng này đang trở nên bất lực vì nước thải, rác thải dồn vào lòng biển quá nhiều. Nước biển không còn trong sạch nữa. 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua xử lý theo các dòngtrôi ra biển. Lại thêm rác thải từ nuôi thủy sản phân bón, thức ăn tạo nuôi thủy sản… Chất lượng môi trường biển, sinh thái biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm.
Ông Brunner khuyến cáo: “Chính phủ Việt Nam cần phải có giải pháp tổng thể và mang tính chất liên ngành nhằm giải quyết được vấn đề phát triển hạ tầng ở các khu du lịch hiện nay, quan trọng là phải thay đổi tư duy về phát triển để khai thác ngắn hạn, gìn giữ môi trường để phát triển bền vững”.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/nuoc-bien-dang-bot-trong-bo-bien-dang-mat-dan-mau-xanh-74039.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.