Cửa hàng tiện lợi vẫn có nhiều cơ hội
09:49 | 15/05/2017
Kết quả khảo sát mới nhất của Tổ chức Nghiên cứu và Đào tạo chuyên ngành thực phẩm quốc tế IGD (Vương quốc Anh) cho thấy, từ đầu năm 2017, trong tất cả các kênh bán lẻ hiện tại, thì cửa hàng tạp hóa thông thường, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đang có triển vọng tăng trưởng mạnh nhất tại châu Á, nhờ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ tăng lên và thu nhập khả dụng cao hơn.
![]() | Cửa hàng tiện lợi lên ngôi |
![]() | Bách hóa tổng hợp thời @ |
Ông Nick Miles, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IGD cho biết, các thị trường bán lẻ tại ba quốc gia (Việt Nam, Philippines và Indonesia) đang chuyển đổi dần từ truyền thống sang thương mại hiện đại. Xuất phát từ triển vọng kinh tế tích cực, tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng đáng kể, việc điều chỉnh các quy định thị trường của Chính phủ và nhiều Hiệp định thương mại tự do được thực hiện, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành bán lẻ nhiều hơn.
![]() |
Cửa hàng tiện lợi vẫn có lợi |
Đồng thời với sự thay đổi nhanh chóng thói quen của người mua hàng đưa tới kết quả thị trường hàng tạp hóa châu Á hiện nay lớn nhất thế giới, với tăng trưởng trung bình ước 6,3%/năm, quy mô thị trường sẽ đạt đến mức 4.800 tỷ USD/2021, tương đương với cả châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại.
Riêng thị trường Việt Nam kênh cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, tạp hóa sẽ có sự tăng trưởng bứt phá gấp đôi mỗi năm và đạt đến 37,4% vào năm 2021. Theo ông Nick Miles, cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đang trở thành điểm đến phổ biến cho khách hàng trẻ mua sắm và tụ tập, vì các cửa hàng cung cấp không gian có điều hòa, những giá hàng trưng bày đẹp, khu vực ghế ngồi, các sản phẩm chất lượng cao và một số cửa hàng còn có Wifi miễn phí.
Vậy nên cửa hàng tiện lợi là nơi mà khách hàng có thể an tâm, tin tưởng sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, khi lối sống tăng cao việc sử dụng sản phẩm có thương hiệu là vấn đề tất yếu của khách hàng.
Ông David Anjoubault, Tổng Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Vietnam cho hay, những xu hướng ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2017 là nền kinh tế phát triển và thay đổi nhanh chóng, ảnh hưởng đến các sự lựa chọn hàng hóa tiêu dùng của người dân, trong đó, 10 năm qua thu nhập của các hộ gia đình tăng cao gấp đôi.
Bên cạnh, dân số của Việt Nam ngày càng trẻ dẫn đến lối sống trẻ. Sự gia tăng nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, cửa hàng cà phê và các chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đáng nói, ý thức về sức khỏe của người dân Việt Nam đã chuyển thành hành động. Điện thoại di động thúc đẩy việc sử dụng internet và người tiêu dùng Việt Nam tìm đến những trải nghiệm mới thay vì trung thành với một vài thương hiệu.
Ngoài ra, việc thích mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa đã ăn sâu vào thói quen của người dân các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Có đến 32% người Việt Nam thích mua sắm tại cửa hàng tiện ích. So với toàn cầu tỷ lệ này là 22%. Đây chính là dư địa phát triển của cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa và siên thi mini.
Trong tương lai gần, phân khúc này sẽ còn tăng số lượng. Do thu nhập của giới trung lưu tăng dần và các doanh nghiệp nước ngoài từ các quốc gia có thể phát triển mạnh cửa hàng tiện lợi như Nhật Bản, Hoa Kỳ đã nhắm đến phân khúc này.
Thanh Trà