Tạo sự khác biệt cho dịch vụ 4G/LTE

Với dịch vụ 4G/LTE, các nhà mạng ở Việt Nam có thể cùng có được các thiết bị, công nghệ 4G tương tự như nhau. Tuy nhiên, điều làm ra khác biệt chính là nội dung của dịch vụ trên đó.
Sóng 4G của Viettel đã phủ 99% quận, huyện trên cả nước
Cách cập nhật danh bạ sau khi đổi mã vùng chỉ trong vài phút

Ngày 21/1/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020. Ngay trong năm, đến tháng 10/2016, Bộ Thông tin - Truyền thông đã cấp giấy phép kinh doanh 4G cho 4 DN tại Việt Nam.

Tạo sự khác biệt cho dịch vụ 4G/LTE
Nhiều thách thức đặt ra khi triển khai 4G

Tuy nhiên, theo đánh giá hiện nay, các DN phải đương đầu với rất nhiều thách thức khi quyết định phát triển 4G/LTE, như giá thành thiết bị trạm 4G/LTE còn khá đắt do doanh thu khi triển khai chưa thể tính toán được chính xác trong khi chi phí đầu tư là hiện hữu; giá thành thiết bị đầu cuối (smartphone) hỗ trợ 4G/LTE cũng không hề rẻ...

Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Nalysys Mason, những xu hướng chính thúc đẩy sự tăng trưởng tại các thị trường viễn thông phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn từ nay đến năm 2017 bao gồm: Sự phổ biến của điện thoại thông minh công nghệ LTE sẽ tăng trưởng nhanh; doanh thu từ việc sử dụng dữ liệu di động (data) sẽ bù đắp sự sụt giảm của các dịch vụ truyền thống như dịch vụ thoại và nhắn tin. Những xu hướng này đã phần nào vẽ lên bức tranh thị trường viễn thông 2017 của khu vực nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng.

Theo thống kê từ GS (The Global Mobile Suppliers Association), tính đến tháng 4/2016 trên thế giới đã có 691 nhà khai thác đầu tư và triển khai mạng LTE trên 185 quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó có 503 mạng 4G/LTE đã thương mại hóa ở 167 quốc gia.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng 4G/LTE trên thế giới, tại hội thảo về 4G diễn ra vào tháng 3/2015, Bộ Thông tin - Truyền thông đã công bố lộ trình và kế hoạch cấp phép băng tần triển khai 4G/LTE, và cho phép các nhà mạng được dùng băng tần 1.800GHz (trước kia được dùng cho 2G) để triển khai thử nghiệm 4G/LTE.

Hiện nay, các thiết bị hỗ trợ 4G/LTE đã có mặt rộng rãi trên thị trường Việt Nam, với nhiều chủng loại và giá thành hợp lý, đây cũng là một yếu tố thuận lợi để Việt Nam có thể triển khai mạng 4G/LTE.

Tính đến ngày 14/10/2016, đồng loạt 4 nhà mạng di động (MobiFone, Viettel, Vinaphone, Gtel) đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G. Họ cũng đã khẩn trương tiến hành cung cấp dịch vụ 4G tại một số thành phố.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh những cơ hội rất lớn trong việc phát triển 4G/LTE tại Việt Nam trong năm 2017 thì vẫn còn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức đặt ra trong khi triển khai bao gồm, điều kiện hạ tầng viễn thông và tài nguyên tần số, chính sách phân bổ tài nguyên tần số cho phù hợp và thị trường thiết bị đầu cuối.

Cụ thể, dưới góc độ DN, ông Nguyễn Quang Huy, đại diện Công ty MobiFone chia sẻ, thách thức lớn nhất phải kể đến là vấn đề doanh thu, chi phí khi giá cả thiết bị trạm 4G/LTE khá đắt. Đây là bài toán khó đối với các DN khi đầu tư vào công nghệ 4G. Bài toán thu hồi vốn sẽ được đặt lên bàn và tác động tới kế hoạch triển khai của từng nhà mạng.

Thách thức lớn tiếp theo là thiết bị đầu cuối. Hiện nay, hầu hết các thiết bị đầu cuối sản xuất trước năm 2013 đều không hỗ trợ chuẩn 4G. Và hiện nay, giá các thiết bị đầu cuối 4G khá đắt so với mặt bằng kinh tế chung của Việt Nam.

Cuối cùng, giá cước dịch vụ 4G sẽ là một trở ngại. Kinh nghiệm từ các quốc gia đã triển khai 4G như Mỹ, Nhật, Trung Quốc thì đơn giá trên một Mb của 4G không cao hơn 3G, nhưng tổng mức chi trả thì cao hơn do dung lượng tiêu tốn của 4G lớn hơn. Cụ thể, giá cước 3G hiện nay cho gói thông dụng tại Việt Nam là 50.000 đồng/tháng để có 600Mb ở tốc độ cao.

Nghĩa là nếu tính ra đơn giá trên một Mb thì khoảng 830 đồng/Mb. Khi đó nếu như các nhà mạng Việt Nam cung cấp mức giá 830 đồng/Mb cho dịch vụ 4G với dung lượng ở tốc độ cao là 1.000Mb, tổng mức chi trả hàng tháng của khách hàng là 83.000 đồng/tháng, cao hơn 66% so với chi phí hàng tháng hiện tại.

Đặc biệt, khi băng rộng di động 4G/LTE trở thành một làn sóng trong cuộc sống của con người, yêu cầu của họ về tốc độ, chất lượng và sự sẵn có luôn tăng lên. Do đó, các nhà mạng cần phải tạo nên sự khác biệt.

"Với dịch vụ 4G/LTE, các nhà mạng ở Việt Nam có thể cùng có được các thiết bị, công nghệ 4G tương tự như nhau. Tuy nhiên, điều làm ra khác biệt chính là nội dung của dịch vụ trên đó", ông Huy nhấn mạnh.

Trên thực tế, người dùng di động không bao giờ là một nhóm đồng nhất, sự tăng trưởng về điện thoại thông minh và các ứng dụng di động (Zalo, Facebook, Viber, Grab...) cho thấy sự đang thay đổi chóng mặt, và người dùng có xu hướng cá nhân hoá hành vi sử dụng hơn bao giờ hết.

Điều này là một trải nghiệm tuyệt vời đối với một người, nhưng có thể không như thế đối với người khác. Do đó, nhà mạng cần thiết đầu tư một hệ thống quản trị trải nghiệm khách hàng CEM và QoE tiên tiến, hiện đại với những KPI đo lường hiệu quả mức độ trải nghiệm, không ngừng tương tác và đánh giá sự hài lòng của khách hàng.

Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất khi thực hiện 4G/LTE, đó là cần sự hoàn hảo về thiết bị đầu cuối và ứng dụng.

Theo ông Long, trước khi triển khai diện rộng 4G/LTE, DN phải xác định rõ các thiết bị có thể tương thích, và cần hết sức tỉnh táo nếu không dễ rơi vào bẫy của nhà sản xuất nội dung.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/tao-su-khac-biet-cho-dich-vu-4glte-60964.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.